Ngày 20/3, khai mạc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XI:

Chỉ thông qua một luật và cho ý kiến hai dự án luật

Chỉ thông qua một luật và cho ý kiến hai dự án luật
TP – Kỳ họp thứ 11 – kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XI-sẽ khai mạc ngày 20/3 tại Hội trường Ba Đình – Hà Nội (VTV truyền hình trực tiếp) và dự kiến kết thúc vào ngày 6/4/2007.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh thông báo như vậy trong buổi họp báo tổ chức chiều qua (16/3).

Ông Thanh cũng cho biết, ngoài việc truyền hình trực tiếp các phiên khai mạc, bế mạc và các phiên chất vấn, dự kiến sẽ truyền hình trực tiếp các phiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc cho phép người lao động được nghỉ, hưởng nguyên lương vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương; và việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tại kỳ họp cuối cùng của khóa XI này, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-Xh và ngân sách Nhà nước năm 2006, việc triển khai nhiệm vụ năm 2007; nghe và thảo luận về các báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa XI của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các báo cáo công tác cả nhiệm kỳ 2002 – 2007 của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC.

Quốc hội cũng sẽ nghe báo cáo và thảo luận về việc cho phép người lao động được nghỉ việc, hưởng nguyên lương vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch); việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thảo luận về tình hình thực hiện dự án Khí – điện – đạm Bà Rịa – Vũng Tàu, phương án xây dựng Nhà Quốc hội: nghe báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn của ĐBQH.

Trong công tác xây dựng pháp luật, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội; cho ý kiến về dự án Luật Đặc xá và dự án Luật Hóa chất.

Theo ông Bùi Ngọc Thanh, việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội tập trung vào một số điều nhằm phục vụ cho việc thành lập mới 4 Ủy ban của Quốc hội (gồm: Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính – Ngân sách) trên cơ sở chia tách hai Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế – Ngân sách hiện hành.

Đồng thời với việc thành lập mới 4 Ủy ban, luật được sửa đổi một số điều nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác trong việc phối hợp với Ủy ban Pháp luật thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo; với Ủy ban Tư pháp thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng; và trong việc giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.