Chưa hạn chế quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân

Chưa hạn chế quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối sáng nay (18-3), theo đó chưa quyết định hạn chế quyền sử dụng ngoại hối của cá nhân.

Chưa hạn chế quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân

> Đánh giá tình hình 2013: Nhà băng thận trọng

> Giá USD tự do tăng mạnh nhất từ sau Tết Nguyên đán 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối sáng nay (18-3), theo đó chưa quyết định hạn chế quyền sử dụng ngoại hối của cá nhân.

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối chưa quyết định hạn chế quyền sử dụng ngoại hối của cá nhân
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối chưa quyết định hạn chế quyền sử dụng ngoại hối của cá nhân. Ảnh: Thanh Đạm
 

Vấn đề nhạy cảm, có thể tác động tiêu cực

“Có ý kiến đề nghị xem xét sửa đổi quy định tại điều 8 pháp lệnh hiện hành theo hướng hạn chế bớt các quyền sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán” - chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng: “Các quyền của cá nhân quy định tại khoản 2, điều 8 pháp lệnh hiện hành được xác lập phù hợp với quy định về quyền sở hữu tài sản của cá nhân tại Bộ luật dân sự bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt. Việc hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của từng người dân và tổ chức kinh tế, có thể tác động tiêu cực đến thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến lượng chuyển tiền kiều hối về Việt Nam hằng năm”.

“Với thực trạng hiện tại của nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế nhất trí là không hạn chế các quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân. Đồng thời giao Chính phủ xây dựng đề án có lộ trình chống tình trạng đôla hóa theo các nghị quyết của Đảng” - ông Giàu nói.

Tuy nhiên, các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải thực hiện bằng đồng Việt Nam.

Giữ nguyên các mức thuế suất GTGT

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, nhưng bị đánh giá là không có nhiều nội dung mang tính cải cách do vẫn giữ nguyên 3 mức thuế suất: 0%, 5% và 10%.

“Quan trọng nhất là dự luật làm thế nào để phục vụ chính sách cải cách thuế, linh hồn của cải cách thuế là mức thuế suất, nhưng lần này vẫn giữ nguyên 3 mức là 10%, 5% và 0%” - chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển nói. Còn chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng: “Nếu cải cách lại thì nên xem lại mức thuế suất. Tôi cho rằng đưa về một mức thuế suất là phù hợp nhất”.

Theo thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, việc hướng tới một mức thuế suất thuế GTGT là cần thiết, nhưng trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay thì rất khó khăn. “Mức thuế suất 5% chúng ta áp dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân và một số mặt hàng thiết yếu” - bà Mai cho biết.

Bà Mai nói thêm: “Cũng có ý kiến đề nghị giảm mức thuế suất thuế GTGT 10% xuống mức thấp hơn. Theo Ngân hàng Thế giới (2012), qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12%-25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17%-25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%, Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông 17% và mức ưu đãi là 13%. Philippines có mức thuế suất 12%. Như vậy, mức thuế suất chúng ta đang áp dụng là thấp. Xu hướng chung của các nước hiện nay là tăng cường vai trò của thuế GTGT, đồng thời từng bước giảm dần thuế suất thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư”.

Nhiều ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật, không nên để quá nhiều quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn. “Thuế là vấn đề quan trọng, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, Quốc hội phải quyết định. Tôi nghĩ với dự luật như vậy mà đưa ra Quốc hội thì Quốc hội sẽ không chấp nhận” - chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng “Luật sửa 7 điều mà 6 điều giao cho Chính phủ hướng dẫn thì để Chính phủ sửa nghị định luôn chứ sửa luật làm gì nữa”.

Theo Lê Kiên
Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG