Vỡ đập thì sao?

Vỡ đập thì sao?
TP - Đập thủy điện Sông Tranh 2. Một bên toàn bộ bề mặt đập phía thượng lưu vẫn là bí ẩn đến bây giờ chưa ai biết nứt rò ra sao.

> Thân đập thủy điện rò nước: Cần ngay tư vấn độc lập

Một bên toàn bộ bề mặt đập phía hạ lưu làm lộ ra một loạt cái quên chết người và đòi hỏi phải tìm ra người chịu trách nhiệm.

Quên ngay từ lúc thiết kế và thi công. Nước thẩm thấu qua thân đập rồi rò rỉ ra bề mặt hạ lưu đập, Tiến sĩ Bùi Trung Dung, trưởng đoàn công tác thị sát Sông Tranh 2, khẳng định chủ yếu do lỗi thiết kế.

Đó là lỗi quên đường ống thoát nước kết nối từ dãy tầng hầm bên trái với dãy bên phải dẫn về phía hạ lưu, khiến lượng nước đọng này thoải mái chảy qua khe co giãn không có gioăng omega.

Quên tính đến phương án ứng phó sự cố rò rỉ. Phía chủ đầu tư nói tổng lượng nước thoát qua các lỗ 30 lít/giây không là gì.

Nếu nằm trong tiên liệu, tại sao lại có cách khắc phục các điểm rò rỉ không giống ai: Bít trám các lỗ rò bằng nhựa đường, xi măng và bằng cả bao tải? Lại còn bít trám ở hạ lưu - dù bằng giải pháp khoan sâu, bơm hóa chất cao su, vữa đặc biệt - thay vì lẽ ra phải xử lý từ đầu vào tức từ phía thượng lưu.

Nếu đã nằm trong tiên liệu sao lại có chuyện giải thích mỗi lúc mỗi kiểu? Sáng 21-3, ban quản lý dự án thủy điện 3 - đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2, giải thích với đoàn kiểm tra của tỉnh Quảng Nam rằng: “Nguyên nhân gây rò rỉ nước ở thân đập chính thủy điện là do đường ống thoát nước bị tắc nghẽn”.

Thế rồi sau đó thừa nhận rò rỉ nước đập là có vấn đề, song vẫn khăng khăng đó “chưa phải sự cố”.

Không hiểu khi thiết kế dự án người ta có tính đến kịch bản vỡ đập và xây dựng kịch bản ứng phó với tình huống đó? Nói dại, không biết điều gì sẽ xảy ra một khi hồ chứa nước xây dựng nằm sát tỉnh lộ 616, bất ngờ bục con đập ngăn 730 triệu mét khối nước ở vị trí cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m?

Không hiểu sao cái đập thủy điện lớn nhất miền Trung, với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, lại được nghiệm thu và cho vận hành từ hơn năm nay? Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu “quả bom” nước 700 triệu tấn “phát nổ”?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.