Nghèo mới học giỏi?

Nghèo mới học giỏi?
TP - Tấm gương vượt lên gian khó, nghèo đến giật mình khó tin của tân thủ khoa Đại học Dược Hà Nội (29 điểm) ở một huyện ngoại thành thủ đô hẳn khiến tất cả chúng ta phải khâm phục và xúc động.

> Chiếc xe đạp tàn tạ của thủ khoa Đại học Dược

Hình ảnh cậu học trò Lê Đức Duẩn gày xanh xao 38 kg, mặc quần áo rách, đi chiếc xe đạp cũ nát không thể tồi tàn hơn (không pê-đan, không chắn xích, lốp chằng) ngày ngày cần mẫn tới trường làng, nuôi ước mơ học trường Dược để tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ, sẽ có tác dụng thức tỉnh hàng ngàn hàng vạn “cậu ấm”, “cô chiêu” con nhà khá giả ở các đô thị khắp cả nước.

Một hình ảnh tưởng chừng chỉ còn có ở thời bao cấp đói nghèo, nay bất ngờ tái xuất hiện trong gia đình một thủ khoa đại học. Không lẽ khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng doãng ra, rộng đến như vậy sao ?

Không hiểu chàng tân thủ khoa này sẽ nghĩ gì, viết gì về “thói vô cảm” và “bệnh mê muội thần tượng” khi gặp đề thi Văn ở khối C và D năm nay đây ? Chỉ riêng cuộc đời thực của cậu học trò nghèo này đã hoàn toàn xứng đáng một điểm 10 tròn trĩnh, một đáp án tuyệt vời cho đề nghị luận về “thói vô cảm” của nhiều bạn trẻ hiện nay.

Một nghịch lý dường như đang có nguy cơ trở thành sự thật trong xã hội chúng ta: Nhà nghèo lại học giỏi còn nhà giàu thì lười học và học dốt.

Lý giải về điều này không khó, con nhà giàu thường không có quyết tâm, động lực để phấn đấu học hành chăm chỉ, bởi từ bé đến lớn chúng luôn được cha mẹ cưng chiều, không đỗ đại học trong nước thì cho đi du học tự túc nước ngoài... Con nhà càng nghèo lại càng có động lực mạnh mẽ để học tập, vươn lên thoát nghèo giúp đỡ gia đình.

Đã thành quy luật, cứ sau một kỳ thi đại học lại xuất hiện hàng loạt thủ khoa nghèo, hiếm hoi lắm mới thấy một thủ khoa, á khoa con nhà giàu, khá giả.

Quy luật này cho thấy một điều đáng buồn và nguy hại, đó là nguồn lực xã hội hóa đã bị đặt nhầm chỗ. Nhiều học trò nghèo thông minh, có chí lại không được đầu tư để phát triển, trong khi những “cậu ấm”, “cô chiêu” lười nhác và vô cảm lại được “dát vàng” để du học.

Nguồn nhân lực tương lai của đất nước khó mà trông chờ vào thế hệ “gấu bông” được nuông chiều không đúng cách này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kế hoạch mới của Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy
Kế hoạch mới của Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy
TPO - Ngày 4/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng - kiêm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã ký ban hành Kế hoạch số 56-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đột phá từ cán bộ

Đột phá từ cán bộ

TP - Từ ngày 1/7 tới đây, Việt Nam chính thức chuyển mình qua một dấu mốc quan trọng: bộ máy hành chính không còn 63 tỉnh, mà chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Cấp huyện – vốn từng là một tầng nấc trong bộ máy cũ - sẽ được gỡ bỏ, nhường chỗ cho mô hình hai cấp: tỉnh và xã, đi thẳng, gọn, và gần dân hơn bao giờ hết.
Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

TP - "Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi". Câu trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được chia sẻ của đông đảo dư luận mấy ngày qua. Nó đánh thẳng vào suy tư và cảm xúc của mỗi người, về thái độ nhìn nhận hiện thực đời sống.
Làm sạch thị trường

Làm sạch thị trường

TP - Hôm 16/6, giữa cuộc họp tại Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói một câu rất ngắn – nhưng như một lát cắt rạch thẳng vào lớp sương mù đang bao phủ thị trường: Bản chất của việc các quầy hàng đóng cửa là do hàng giả, hàng gian.
Khối C

Khối C

TP - Tổ hợp C00 gồm 3 môn Văn, Sử, Địa, mà hồi xưa vẫn gọi là khối C, đang bị nhiều nơi đào thải khỏi phương án tuyển sinh đại học năm nay. Toàn những lò đào tạo khoa học xã hội thuộc top đầu cả nước. Như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền,... Học báo chí, luật, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học... mà lại né xa chùm ba môn Văn, Sử, Địa?!
Tư nhân mở 'cao tốc'

Tư nhân mở 'cao tốc'

TP - “Tư nhân mở cao tốc kinh tế” - phát biểu đầy hàm súc của ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Hội thảo “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân”  do báo Tiền Phong tổ chức - không chỉ là một nhận định mang tính khuyến nghị, mà là một mệnh đề phát triển mang tính thời sự.
Chốt chặn

Chốt chặn

TP - Hàng loạt vụ án nghiêm trọng liên quan đến sản xuất, buôn bán lưu thông hàng giả đã và đang được phanh phui khiến dư luận nhức nhối. Những vụ sữa giả, thuốc giả, thực phẩm và thực phẩm chức năng giả... quy mô lên tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả, hơn 900 nhãn hiệu gồm hàng trăm tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Thuế

Thuế

TP - Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.