Cát Tiên hay thủy điện

Cát Tiên hay thủy điện
TP - 1. Hôm 27-9, một con cá sấu Xiêm nước ngọt khổng lồ dài 3,2 m nặng hơn 100kg được phát hiện chết nổi trên mặt hồ Ea Lâm 1, thuộc xã Ea Lâm, Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Vì sao loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng vĩnh viễn này lại ra đi?

> Quan liêu & vô cảm

Rất nhiều nhà bảo tồn đề cập đến thủ phạm…thủy điện. Hồ Ea Lâm 1, nơi phát hiện con vật xấu số, thuộc khu vực ngập nước lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ.

Hàng loạt công trình thủy điện trên Sông Ba đã làm đảo lộn hệ sinh thái trên sông, dồn nhiều loài trên sông đến bờ tuyệt chủng. Các thủy điện trên Sông Ba đều được làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cẩn thận. Chả là gì đối với nhóm lợi ích kể cả khi biết Phú Yên là khu vực thứ hai ở Đông Nam Á (sau tỉnh Savannakhet, Lào) phát hiện còn tồn tại loài cá sấu Xiêm?

2. Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên có một Phức hệ Bàu Sấu (Bau Sau Wetland Complex). Vùng đầm lầy nguyên thủy nhất này đang cố gắng tái thả phục hồi tự nhiên loài cá sấu Xiêm kia. Phục vụ cho mục tiêu ấy, Ban Thư ký Công ước RAMSAR đã công nhận Bàu Sấu là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

VN đã có hai di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), dựa trên tiêu chí về địa chất, địa mạo.

Còn VQG Cát Tiên là di sản quốc gia đầu tiên của nước ta được đề cử dựa trên tiêu chí về đa dạng sinh học. Luận về VQG Cát Tiên, GS Phan Nguyên Hồng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn, người đầu tiên ở VN nhận giải thưởng bảo tồn quốc tế danh giá Cosmos, xếp nó “quý giá không những về tài nguyên, môi trường mà còn là di sản khảo cổ rất có giá trị”.

Vậy mà đến giờ vẫn diễn ra cuộc giằng co quyết liệt với những người chỉ thích nhìn thấy 323 tỷ đồng lãi dự kiến nộp ngân sách mỗi năm khi họ tìm mọi cách đưa hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vào vận hành. Vì sao vậy?

3. Trước các kiến nghị dồn dập về mối nguy thủy điện Đồng Nai 6 &6A, ngày 2-10, trang chủ của Bộ TN&MT đăng tải quan điểm của Cục Thẩm định & Đánh giá Tác động Môi trường đối với hai dự án này. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu, đằng sau quan điểm ấy là kế hoạch mở đường cho chúng được thông qua.

Ai quan tâm số phận Cát Tiên thảy đều giật thột. TS Nguyễn Đức Huỳnh, Nguyên GĐ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển An toàn & Môi trường Dầu khí, tâm sự: “Tôi định yên lặng nhưmg có cái gì đó thuộc về lương tâm bắt tôi phải lên tiếng”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.