Lại là ông lớn

Lại là ông lớn
TP - Hôm qua (1-3) ngày đầu tiên quyết định cho phép ngân hàng thu phí ATM nội mạng có hiệu lực, rất nhiều chủ thẻ vẫn bất ngờ khi giao dịch thấy tài khoản lập tức bị tính phí. Khách hàng, nhất là khối công nhân lao động các khu công nghiệp hay sinh viên vốn coi chiếc thẻ như “của để dành”, tỏ ý xót xa bởi mỗi lần “nhấn nút” rút tiền chi tiêu chút gì, lại thấy tài khoản hụt đi đâu một ít.

> Thẻ ATM: Lớn tăng thu, nhỏ miễn phí
> 35 ngân hàng tiếp tục miễn phí rút tiền ATM nội mạng
> Hôm nay, nhiều quy định có hiệu lực thi hành

Chiếm thị phần lớn nhất thị trường thẻ là Vietcombank, ngân hàng này đã lập tức nhằm ngay vào túi tiền thượng đế khấu trừ 1.100 đồng mỗi lần giao dịch.

Thậm chí với thẻ Vietcombank Connect 24, còn “tận tình” thu thêm phí truy vấn số dư, in sao kê hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản 550 đồng, phí chuyển khoản với loại thẻ này tăng lên 5.500 đồng, thay vì hơn 3.300 đồng như hiện nay.

Với những “ông lớn” khác như BIDV, Vietinbank, Agribank...việc thu phí là tất yếu, chỉ hơn, có ngân hàng “hứa” sẽ nghiên cứu để có những chính sách riêng như giảm hoặc miễn phí giao dịch để hỗ trợ cho những nhóm khách hàng như học sinh, sinh viên, lao động thu nhập thấp... 22 ngân hàng nhỏ khác lên tiếng khẳng định chưa vội thu phí vì muốn giữ chân và khuyến khích số người dân sử dụng thẻ của mình - vốn đang ít so với các "ông lớn" khác - để tiếp cận với những tiện ích hiện đại trong giao dịch tài chính.

Nhưng chưa thu đến khi nào, có lẽ không ngân hàng nào dám đưa ra một “cột mốc” và ngay cả với khách hàng mới bây giờ, dám chắc “sự lập lờ” về một lộ trình cam kết là điều hoàn toàn có thể.

Người dân sử dụng dịch vụ thẻ ATM có thể thắc mắc: Việc thu phí tại sao lại là các ngân hàng lớn? Cứ kêu lỗ nhưng có một điều các ngân hàng lại “quên”: đó là khoản tiếp quỹ, dù lớn đến mấy vẫn vô cùng nhỏ so với cả hàng trăm tỷ trên số dư tài khoản của hàng chục triệu chủ thẻ. Việc cứ nhất quyết thu vào lúc này, khi hạ tầng các cây ATM chưa tốt, khi trăm cái khó đang “dội” lên đầu người dân, quả là khó chấp nhận.

Trên thực tế, đúng là thương vụ đầu tư vào các cây ATM khá tốn kém bởi nó bao gồm: chi phí thuê địa điểm, bảo vệ, nhân công tiếp quỹ, số tiền định mức dư trên 1 tỷ đồng.

Nhưng cơn lốc đầu tư cây ATM và chèo kéo khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ cũng có nguồn cơn từ việc “đón” chính sách thanh toán không dùng tiền mặt, một chủ trương mà Chính phủ muốn hướng tới.

Có chăng, cái “nhầm” của họ là lộ trình đó đang diễn ra rất chậm và các ngân hàng đã đến lúc không chờ được thượng đế của mình “quên” tiền trên tài khoản. Và thế là chính sách thu phí nội mạng được thực thi.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG