Cửa xuất ngoại hẹp dần

Cửa xuất ngoại hẹp dần
TP - Trong khi “nút thắt” Hàn Quốc chưa gỡ khiến cả vạn lao động ngày đêm lo lắng thì một loạt thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam như: Malaysia, UAE, Ả rập Xê Út... cũng đang tiếp nhận nhỏ giọt.

> Xuống đáy biển cùng cựu binh tàu không số
> Gọt chân cho vừa giầy
> Phải biết sợ bẩn

Cửa xuất ngoại của lao động Việt Nam đang bị thu hẹp nhưng bộ chủ quản vẫn đang loay hoay chưa biết phải tháo gỡ thế nào. Bao năm nay vẫn vậy!

Ngày 5/4, khi bị người dân hỏi dồn tại buổi đối thoại trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng LĐ-TB&XH thừa nhận: Nếu nhìn thời điểm hiện tại, từ nay đến 2015, phấn đấu đưa mỗi năm 100 nghìn LĐ đi làm việc ở nước ngoài là rất khó khăn.

Không khó khăn sao được khi trong nước, các doanh nghiệp XKLĐ uy tín đang dần chuyển hướng kinh doanh, số còn lại làm ăn chụp giật, bán giấy phép và số khác thì đang ngắc ngoải. Hiện nay, dù Bộ LĐ-TB&XH đang rất nỗ lực để đưa y tá, điều dưỡng sang Đức và Nhật làm việc, nhưng thử hỏi với số lượng 1 đến 2 trăm người/năm làm sao thỏa nhu cầu xuất ngoại của NLĐ.

Hàn Quốc đã dừng tiếp nhận lao động Việt Nam và chưa biết đến khi nào sẽ mở lại là bài học đau lòng đối với ngành LĐ-TB&XH. Nếu không chấn chỉnh kịp thời, với những bất ổn hiện nay, không phải chỉ Hàn Quốc mà cánh cửa sang Nhật Bản, Đài Loan cũng có thể khép lại với NLĐ Việt Nam bất cứ lúc nào.

Đã đến lúc, Bộ LĐ-TB&XH cần phải xốc lại hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ. Xem trong số hơn 160 doanh nghiệp có giấy phép ai còn, ai mất, sức khỏe của họ ra sao. Phải loại và rút giấy phép những doanh nghiệp chỉ tồn tại trên danh nghĩa để làm trong sạch thị trường, lấy lại lòng tin cho NLĐ.

Công tác đào tạo cần phải được chuẩn hóa để nâng cao ý thức cho NLĐ, tránh mang tiếng là nước có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao nhất. Cùng với đó, phải xử phạt nghiêm những doanh nghiệp làm ăn chụp giật, móc ngoặc với cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thu phí của NLĐ cao hơn quy định, tránh gây mất ổn định thị trường. Và hơn nữa là Bộ LĐ-TB&XH cũng cần sáng tạo hơn trong tìm giải pháp, chứ không chỉ đổ lỗi trách móc doanh nghiệp và NLĐ.

Hơn lúc nào hết, ngoài việc ổn định các thị trường truyền thống, việc Bộ LĐ-TB&XH cần phải làm ngay đó là mở thêm nhiều thị trường XKLĐ mới, tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho NLĐ. Nếu không làm được việc đó, chắc chắn cánh cửa xuất ngoại sẽ hẹp dần đối với NLĐ Việt Nam.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đột phá từ cán bộ

Đột phá từ cán bộ

TP - Từ ngày 1/7 tới đây, Việt Nam chính thức chuyển mình qua một dấu mốc quan trọng: bộ máy hành chính không còn 63 tỉnh, mà chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Cấp huyện – vốn từng là một tầng nấc trong bộ máy cũ - sẽ được gỡ bỏ, nhường chỗ cho mô hình hai cấp: tỉnh và xã, đi thẳng, gọn, và gần dân hơn bao giờ hết.
Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

TP - "Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi". Câu trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được chia sẻ của đông đảo dư luận mấy ngày qua. Nó đánh thẳng vào suy tư và cảm xúc của mỗi người, về thái độ nhìn nhận hiện thực đời sống.
Làm sạch thị trường

Làm sạch thị trường

TP - Hôm 16/6, giữa cuộc họp tại Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói một câu rất ngắn – nhưng như một lát cắt rạch thẳng vào lớp sương mù đang bao phủ thị trường: Bản chất của việc các quầy hàng đóng cửa là do hàng giả, hàng gian.
Khối C

Khối C

TP - Tổ hợp C00 gồm 3 môn Văn, Sử, Địa, mà hồi xưa vẫn gọi là khối C, đang bị nhiều nơi đào thải khỏi phương án tuyển sinh đại học năm nay. Toàn những lò đào tạo khoa học xã hội thuộc top đầu cả nước. Như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền,... Học báo chí, luật, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học... mà lại né xa chùm ba môn Văn, Sử, Địa?!
Tư nhân mở 'cao tốc'

Tư nhân mở 'cao tốc'

TP - “Tư nhân mở cao tốc kinh tế” - phát biểu đầy hàm súc của ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Hội thảo “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân”  do báo Tiền Phong tổ chức - không chỉ là một nhận định mang tính khuyến nghị, mà là một mệnh đề phát triển mang tính thời sự.
Chốt chặn

Chốt chặn

TP - Hàng loạt vụ án nghiêm trọng liên quan đến sản xuất, buôn bán lưu thông hàng giả đã và đang được phanh phui khiến dư luận nhức nhối. Những vụ sữa giả, thuốc giả, thực phẩm và thực phẩm chức năng giả... quy mô lên tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả, hơn 900 nhãn hiệu gồm hàng trăm tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Thuế

Thuế

TP - Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.