Đồng phục hay bán hàng?

Đồng phục hay bán hàng?
TP - Mấy hôm nay dư luận xôn xao việc Trường Tiểu học Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội tổ chức may đồng phục cho học sinh với số tiền mà theo các phụ huynh tính toán là tương đương với một tạ thóc.

> Đồng phục học sinh: Không lãng phí, gây khó phụ huynh
> Dừng may đồng phục 'giá một tạ thóc'
> Phụ huynh bức xúc vì đồng phục 'giá 1 tạ thóc'

Căn cứ vào bối cảnh địa bàn xã thuần nông có đời sống kinh tế khó khăn của nơi mà trường Văn Bình đóng, có ý kiến cho rằng việc làm của trường Văn Bình là “lố bịch”. Còn GS Văn Như Cương thì mở rộng vấn đề, đồng phục phải phù hợp hoàn cảnh, nếu không thì biến một việc có ý nghĩa thành vô nghĩa.

Trước sự phát triển của đồng phục, năm 2009 Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư trong đó quy định về việc mặc đồng phục của học sinh. Theo đó quy định mặc đồng phục là việc làm có ý nghĩa giáo dục, góp phần xây dựng môi trường học tập- nếp sống văn hoá. Việc mặc đồng phục không phải là bắt buộc mà tuỳ từng hiệu trưởng quyết định, căn cứ vào điều kiện khí hậu thời tiết các vùng miền, phải được phụ huynh đồng thuận, và đặc biệt là phải đảm bảo tính tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương.

Trên thực tế, nhiều trường không quan tâm tới tính giáo dục của việc yêu cầu học sinh mặc đồng phục mà chỉ chạy theo hình thức, thậm chí là chạy theo lợi ích nhóm. Trong lúc nhà nước tính toán chi li từng đồng một để làm sao việc thu học phí cũng như chi trả cho học tập của các gia đình không quá 5% thu nhập bình quân thì nhiều trường mặc sức vẽ vời, thiết kế những bộ đồng phục hào nhoáng với số tiền gấp 3 - 4 lần tổng học phí phải đóng của một học sinh trong một năm.

Tình trạng phổ biến là các trường không cần quan tâm tới việc học sinh có dùng được đồng phục hay không, chỉ cốt bán được hàng, cứ cuối năm gọi học sinh lên đo rồi đầu năm học phát đồng phục, thu tiền. Nhiều trường giúp nhà may tăng doanh thu bằng cách đưa ra quy định mặc đồng phục suốt cả tuần, không đếm xỉa gì đến chất lượng của chất liệu đồng phục, bất chấp thời tiết oi bức. Nhiều phụ huynh bất bình, nhưng tiếng nói của họ chỉ là sự phản kháng yếu ớt khi mà ngay cả ban đại diện cha mẹ học sinh cũng đang được xem là cánh tay nối dài của... hiệu trưởng.

Ở những trường này, mục tiêu nào mới là quan trọng, đồng phục hay bán hàng đây?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.