Công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được xem là cây thoát nghèo của người dân huyện Nam Trà My, Quảng Nam
Sâm Ngọc Linh được xem là cây thoát nghèo của người dân huyện Nam Trà My, Quảng Nam
TPO - Sáng 25/8, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố Chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ. Đây là cơ sở quan trọng trong bảo tồn và phát triển loài sâm quý hiếm này.

Ngày 16/8, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH & CN) có quyết định số 3235/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ. “Đây là tài sản thương mại có giá trị đóng góp không nhỏ vào sự phát triển KT – XH của tỉnh và quốc gia” – ông Lê Văn Thanh, PCT UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ.

Sâm Ngọc Linh là loài thân thảo, có tên khoa học là Panax vietnamennis Haet Grushv thuộc họ Nhân sâm. Cây sâm Ngọc Linh được dược sỹ Đào Kim Long phát hiện ngày 19/3/1973, ở độ cao 1.800m thuộc dãy Ngọc Linh và đặt tên là tiết trúc sâm. Sâm Ngọc Linh là cây bản địa đặc hữu của núi rừng Ngọc Linh, phân bố chủ yếu xung quanh đỉnh Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Hơn 30 năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh sâm Ngọc Linh là loài quý hiếm, bên cạnh Sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Đây là cây bản địa Việt Nam, đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh.

Trước thực trạng khai thác một cách triệt để của người dân, cây sâm Ngọc Linh đã có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam từ năm 1994. Tỉnh Quảng Nam đã hình thành Trạm Dược liệu Trà Linh để bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm này, xây dựng Đề án trồng sâm nhân dân để phát triển diện tích sâm, tạo sản phẩm kinh tế cao.

Công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh ảnh 1

Họp báo công bố chỉ dẫn  địa lý sâm Ngọc Linh. Ảnh H. Văn

UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành cơ chế khuyến khích, bảo tồn phát triển sâm Ngọc Linh; quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2030.

Tháng 9/2015, Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) đến năm 2030. Đề án phát triển quy mô hàng trăm ngàn héc ta, vốn đầu tư gần 950 tỷ (trong đó 800 tỷ là nguồn lực xã hội hóa, huy động người dân và doanh nghiệp đăng ký trồng sâm). Hiện đã chọn được 6/ 32 doanh nghiệp đăng ký tham gia. 

Tuy nhiên, theo lãnh đạo địa phương này cho biết việc phát triển đề án đang gặp khó khăn, nhất là nguồn giống sâm, rất cần sự vào cuộc của các Bộ, ngành Trung ương. 

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.