Đã có 'thuốc' cứu hồ Hà Nội

Đã có 'thuốc' cứu hồ Hà Nội
TP - Sau nửa năm thí điểm, 2 trong số 4 công nghệ xử lý ô nhiễm nước hồ HN đã được UBND thành phố Hà Nội chọn làm giải pháp cứu hồ Hà Nội.

Kết quả thí điểm bước đầu cho thấy sau khi áp dụng các công nghệ này, môi trường nước của một số hồ được cải tạo đã cải thiện đáng kể…

Đã có 'thuốc' cứu hồ Hà Nội ảnh 1

Hồ Văn - một trong những hồ được xử lý ô nhiễm. Ảnh: P.V

Nước hồ trong, mùi hôi giảm

“Chất lượng nước các hồ đang tiến triển tích cực, nước trong hơn và không có mùi hôi. Mật độ tảo giảm. Kết quả quan trắc các chỉ số đã dần tiệm cận với tiêu chuẩn môi trường nước của Việt Nam...”, đó là kết quả đánh giá việc thí điểm triển khai các công nghệ xử lý ô nhiễm nước hồ theo đề án “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trườngHồ Văn - một trong những hồ được xử lý ô nhiễm

Trước đó Hà Nội đã cho thử nghiệm 4 công nghệ xử lý nước hồ ô nhiễm tại 7 hồ (gồm các hồ: Quỳnh; Ngọc Khánh, Xã Đàn; Hai Bà Trưng; Hữu Tiệp; Kim Liên; Ao đình Ngọc Hà). Sau 6 tháng thử nghiệm hai công nghệ đã được chọn do có kết quả khả quan như khiến nước hồ trong hơn, mùi hôi giảm, các tiêu chuẩn khác cũng được cải thiện.

Hai công nghệ này gồm: công nghệ “Xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước mặt bằng công nghệ quản lý tổng hợp các thủy vực với sự tham gia của các cộng đồng” của Cty cổ phần Xanh và Công nghệ, và “Phục hồi cảnh quan hồ bằng giải pháp tổ hợp sinh học kết hợp với phương pháp kết tủa” của Viện Hóa học. Trong đó Cty cổ phần Xanh cải tạo ba hồ: hồ Quỳnh, Ngọc Khánh và Xã Đàn, còn Viện Hóa học xử lý hồ Hai Bà Trưng.

Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, hai công nghệ này đều có kết quả cải tạo chất lượng nước khá tốt, phù hợp với đặc điểm của hồ Hà Nội là chưa tách được phần nước thải sinh hoạt chảy vào. Số liệu điều tra xã hội học đối với cộng đồng dân cư sống quanh hồ cũng cho thấy người dân đánh giá cao các công nghệ cải tạo, xử lý nước hồ ô nhiễm trên.

Hậu cứu hồ Hà Nội

Theo bản đề án “cứu hồ”, Hà Nội sẽ phải cải tạo, xử lý toàn bộ 116 hồ trên toàn địa bàn thành phố. Khối lượng xử lý hồ ô nhiễm lớn, nhiệm vụ đặt ra lại muộn vì thế cho đến nay Hà Nội mới đang loay hoay ở bước thí điểm, tìm kiếm một công nghệ “cứu hồ” khả thi.

Theo ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội, thành phố không tiếc tiền, cũng không tiếc công sức, chỉ cần có công nghệ cải tạo phù hợp, đạt tiêu chuẩn là thành phố sẽ áp dụng.

Theo ông Khanh, hiện Hà Nội vẫn tiếp tục đề nghị, kêu gọi các cá nhân, tổ chức cung cấp các giải pháp “cứu hồ”. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang xem xét vấn đề “hậu cứu hồ”, tức quản lý, giữ gìn, duy trì vệ sinh của hồ đó như thế nào sau khi chúng được cải tạo.

Về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Bùi Văn Thông cho rằng cần phải thay đổi ý thức cộng đồng dân cư sống quanh các hồ, làm được điều này sẽ hạn chế được nạn xả thải rác xuống hồ. Mặt khác cũng cần sớm tách hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất ra khỏi hồ, nếu không làm được việc này thì thành phố muôn thuở không có hồ sạch.

Các ý kiến khác cũng đều thống nhất rằng mỗi hồ của HN cần phải có một cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan này sẽ đóng vai trò nhắc nhở, tuyên truyền vận động gìn giữ môi trường hồ, đồng thời bảo vệ và xử lý đối với những hành vi xả thải rác, phá hoại cảnh quan và môi trường hồ.

MỚI - NÓNG