Đa số dân ngoại thành Hà Nội chưa được dùng nước sạch

Việc cung cấp nước trong dịp hè phụ thuộc nhiều vào nguồn điện Ảnh: Nguyễn Tú
Việc cung cấp nước trong dịp hè phụ thuộc nhiều vào nguồn điện Ảnh: Nguyễn Tú
TP - Mùa hè này nước sạch vẫn thiếu trầm trọng, đặc biệt là các quận, huyện ngoại thành Hà Nội... Kế hoạch đảm bảo 100% nước sạch cho dân nội thành cũng gặp thách thức lớn do nguồn cung nước sạch đang ngày càng cạn kiệt.

> Chắt chiu từng giọt tài nguyên
> Múc xăng dưới giếng, mua nước sạch dùng

Việc cung cấp nước trong dịp hè phụ thuộc nhiều vào nguồn điện Ảnh: Nguyễn Tú
Việc cung cấp nước trong dịp hè phụ thuộc nhiều vào nguồn điện.
Ảnh: Nguyễn Tú.

Hơn một nửa thiếu nước sạch

Theo ông Nguyễn Như Hải, Tổng giám đốc Cty nước sạch Hà Nội, hơn 3/4 dân ngoại thành Hà Nội đang phải dùng nước mưa, giếng khoan và giếng đào. Tuy nhiên, nguồn nước do người dân tự khai thác này ngày càng không đảm bảo do ô nhiễm môi trường và biện pháp khai thác không thiếu vệ sinh.

Kết quả điều tra mới đây của Cty nước sạch Hà Nội cho thấy chỉ 11% dân số nông thôn sử dụng nước giếng đào hợp vệ sinh; và có đến 6.662/18.351 mẫu nước ngầm lấy từ giếng khoan gia đình ở 174 xã, thị trấn của 12 huyện trên địa bàn Hà Nội mở rộng bị nhiễm asen vượt quá nồng độ cho phép…

Vì vậy, để tăng lượng cung nước sạch cho vùng ngoại thành vừa qua, Cty nước sạch HN triển khai mở rộng mạng lưới cấp nước tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì và Từ Liêm. Đồng thời đầu tư, nâng cấp các điểm khai thác nước tại khu vực này.

Theo đó sẽ có thêm khoảng hơn 50 nghìn hộ dân tại ngoại thành có nước sạch đến tận nhà. Sự đầu tư này đảm bảo cho hơn 26% dân số ngoại thành có nước sạch (tăng 9% so với năm 2010).

Tuy nhiên, để có nước sạch dùng, hơn 51 nghìn hộ dân (khoảng 23 vạn dân) ngoại thành Hà Nội vẫn phải “cầm cự” qua mùa hè năm nay vì sớm nhất thì đến hết quý III năm nay, các dự án trên mới hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

Riêng các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, người dân vẫn tạm thời sử dụng nguồn nước tự khai thác vì mạng lưới cung cấp nước sạch chưa thể vươn tới.

Theo báo cáo của Cty nước sạch Hà Nội, cho đến nay sau khi hợp nhất Hà Nội, hệ thống cấp nước giữa các khu vực Hà Nội và Hà Tây cũ, Mê Linh chưa được kết nối với nhau. Mặt khác nguồn vốn để đầu tư, phát triển mạng lưới cấp nước tại khu vực này cũng rất lớn, vì vậy trong hè năm nay, người dân nông thôn thuộc địa bàn này tiếp tục chưa có nước sạch.

Nội đô vẫn lo thiếu nước

Theo Cty nước sạch Hà Nội, mặc dù việc cung ứng nước sạch cho nội thành mùa cao điểm năm nay còn gặp nhiều khó khăn như: Chi phí cấp nước và triển khai thực hiện các dự án cải tạo và mở rộng mạng lưới cấp nước tăng nhiều so với năm 2010.

Cty kinh doanh nước sạch Hà Nội công bố số điện thoại nóng để người dân liên hệ khi có nhu cầu sử dụng hoặc gặp sự cố về nước sạch gồm: Xí nghiệp nước sạch Hoàn Kiếm 3.8257670; Xí nghiệp nước sạch Đống Đa 3.7474035; Xí nghiệp Ba Đình 3.8293155; Xí nghiệp Hai Bà Trưng 3.8211638; Xí nghiệp Cầu Giấy 3.7643694. 

“Từ đầu năm đến nay, các khoản chi phí tăng cao trong khi giá nước chưa thay đổi. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm, Cty lỗ 9 tỷ đồng, nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo toàn bộ các hộ dân tại các quận nội thành sẽ được cấp nước sạch trong hè này” - ông Hải nói.

Để thực hiện chỉ tiêu trên, vừa qua Cty nước sạch Hà Nội triển khai nhiều dự án như: Khoan bổ sung thêm 7 giếng nước tại Gia Lâm, Bắc Thăng Long, Yên Phụ, Nam Dư với công suất tăng thêm khoảng hơn 20 nghìn m3/ngày đêm.

Tiếp tục triển khai các dự án nâng công suất của nhà máy nước Gia Lâm, trạm sản suất nước sân bay Gia Lâm, Đông Anh, Bách Khoa, Quỳnh Mai… Đồng thời, Cty nước sạch Hà Nội cũng mua thêm khoảng 20 nghìn m3/ngày đêm nước dự phòng của Nhà máy nước Sông Đà…

Các khu vực vốn nhiều năm thiếu nước thuộc các quận nội thành sẽ được cấp nước ổn định trong mùa hè năm nay gồm: Đống Đa (Vũ Ngọc Phan; La Thành I, II, III); Hoàn Kiếm (Phúc Tân, Chương Dương); Ba Đình (Tứ Liên); Hai Bà Trưng (Bách Khoa, Bạch Đằng, Đầm Trấu); Cầu Giấy (Xuân La; Phú Thượng).

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.