Dễ nảy sinh tiêu cực khi cán bộ tham gia lập hội

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phát biểu thảo luận về Luật về hội. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phát biểu thảo luận về Luật về hội. Ảnh: TTXVN
TP - Chiều 26/11, thảo luận về Dự thảo Luật về hội, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng quan chức khi còn đương nhiệm tham gia vào việc lập hội, tạo điều kiện cho hội phát triển, đến khi nghỉ hưu thì “nhảy”  sang đó làm việc để hưởng lợi.

Đề cập quy định tại khoản 3 Điều 4 của Dự thảo Luật là: Cán bộ, công chức chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý thì không được tham gia lập hội, ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng, quy định như trên dễ dẫn đến sự tùy tiện, thích thì cho, không thích thì thôi. Và nếu đã cho thì chắc chắn cán bộ sẽ mất thời gian vào công việc của hội. “Tôi đề nghị Quốc hội cân nhắc lại quy định trên, vì công chức làm việc thì nhà nước phải trả lương. Nay họ tham gia hội này, hội kia thì còn bao nhiêu thời gian để làm việc nữa”, ông Cương nói.

Ông Cương cũng đề nghị nghiên cứu kỹ việc cho phép cán bộ tham gia vào hội, tránh để xảy ra những hiện tượng tiêu cực sau này. Ông Cương nói: Nếu như cán bộ làm việc ở cơ quan quản lý phân bón, lại tham gia vào hội phân bón. Cán bộ ở cơ quan cấp phép thực phẩm nhưng lại tham gia thành lập hội sữa thì chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, thậm chí tiêu cực. “Những việc này phải cấm, thậm chí phải quy định rõ, cán bộ nghỉ hưu bao năm mới được tham gia. Có thế mới tránh được hiện tượng, khi còn đương chức thì ra sức tạo điều kiện cho hội đó hoạt động. Sau đó, khi nghỉ hưu thì “nhảy” sang hội đó làm để hưởng lợi. Ở nước ngoài họ quy định rất chặt chẽ về việc trên và coi đó là biện pháp để đấu tranh phòng chống tham nhũng”, ông Cương cho hay.

Về quyền thành lập hội, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, còn nặng về tư tưởng quản lý Nhà nước, thủ tục rườm rà, kéo dài. Thủ tục doanh nghiệp chỉ mất 3 ngày mà thành lập hội mất 60 ngày là quá dài. ĐB Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) cũng cho rằng, luật về hội mà thiên về quản lý nhà nước sẽ dẫn đến xung đột với Hiến pháp. Bởi Hiến pháp đã quy định rất rõ, công dân có quyền tự do lập hội. Thông qua quyền lập hội, các tổ chức xã hội được thành lập, cùng với nhà nước chống lại tiêu cực trong xã hội như tham nhũng, nhũng nhiễu hách dịch cửa quyền. Từ lập luận trên, ông Rinh đề nghị nên lấy tên dự thảo là luật về lập hội để tạo điều kiện thúc đẩy lập hội của công dân. Đồng thời tạo điều kiện cho các hội hoạt động độc lập và tự chủ.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.