Đề nghị bổ sung tội vu khống lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắc Lắk phát biểu về Bộ Luật Hình sự
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắc Lắk phát biểu về Bộ Luật Hình sự
TPO - Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân (Đắc Lắk), hiện nay hoạt động tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc, loan truyền những thông tin sai sự thật nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín, nhân phẩm danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ngày càng gia tăng nên cần bổ sung quy định trong Luật Hình sự về vấn đề trên.

Sáng 24/5, thảo luận về Dự án Bộ Luật Hình sự sửa đổi, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Xuân (Đắc Lắk) phản ánh, hiện nay hoạt động tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc, loan truyền những thông tin sai sự thật nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín, nhân phẩm danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta ngày càng gia tăng, nhất là những thời điểm Đại hội Đảng, bầu cử, tạo dự luận xấu, gây hoang mang, giảm niềm tin trong dư luận.

Theo đại biểu Xuân, điều này không chỉ ảnh hưởng đến các đồng chí lãnh đạo mà còn ảnh hưởng đến đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Để đấu tranh với hành vi trên, đại biểu Xuân đề nghị bổ sung vào Điều 155, 156 Bộ Luật Hình sự tình tiết phạm tội đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

“Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế nhiều nước cũng đã coi hành vi này là tội phạm”, bà Xuân nhấn mạnh.

Đề cập đến tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân (Điều 167 của BLHS năm 2015), trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, qua thảo luận cho hay, có ý kiến đề nghị tách Điều 167 thành 3 điều riêng biệt vì phạm vi điều chỉnh là 03 lĩnh vực khác nhau.

Ý kiến khác đề nghị, do luật chuyên ngành chưa quy định cụ thể về tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền biểu tình của công dân và đây là những lĩnh vực có liên quan, gần nhau nên để trong một điều luật không làm ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật.

Nêu quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề trên, bà Lê Thị Nga cho biết, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin và quyền biểu tình của công dân là quyền về các lĩnh vực liên quan đến nhau.

Đồng thời chính sách hình sự đối với hành vi xâm phạm các quyền này là như nhau nên BLHS năm 2015 kế thừa BLHS 1999 quy định chung trong một điều luật là phù hợp. UBTVQH xin Quốc hội cho giữ như quy định của BLHS năm 2015.

Theo đó, Bộ Luật quy định, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm...

MỚI - NÓNG