Quanh dự án Formosa

Đề nghị Quốc hội giám sát vụ Formosa

Chất thải chất đống trong Formosa. Ảnh: Minh Thùy
Chất thải chất đống trong Formosa. Ảnh: Minh Thùy
TP - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, hành vi xả thải của Formosa đã và đang gây ra những hệ lụy hết sức nghiêm trọng nên Quốc hội cần phải vào cuộc.

Sáng 25/7, thảo luận về chương trình giám sát của Quốc hội (QH) năm 2017, đại biểu Võ Trọng Kim (Hải Dương) cho rằng, sau khi Formosa gây ra sự cố môi trường, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là bao giờ khắc phục xong hậu quả, nguy cơ tái diễn còn không… Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) đặt câu hỏi: Quy trình, thủ tục đều có, sao sự cố vẫn xảy ra? Vì vậy, QH nên giám sát vụ Formosa.

Quy trình đúng, sao sự cố vẫn xảy ra?

Theo tờ trình, Ủy ban Thường vụ QH đề xuất lựa chọn 2/4 chuyên đề để tiến hành giám sát trong năm 2017, gồm: an toàn thực phẩm, cải cách tổ chức bộ máy hành chính; BOT giao thông và chính sách, pháp luật đối với ngư dân gắn với phát triển kinh tế biển... Bình luận về 4 chuyên đề trên, các đại biểu đều khẳng định, đó là những vấn đề nóng, bức xúc được cử tri và nhân dân quan tâm.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, hành vi xả thải của Formosa đã và đang gây ra những hệ lụy hết sức nghiêm trọng nên QH cần phải vào cuộc. “Sự cố môi trường ở Formosa làm cho một bộ phận lớn cử tri rất băn khoăn bức xúc, họ gặp tôi, kiến nghị QH phải có hành động”, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nói.

Theo ông Nghĩa, nếu QH giám sát Formosa thì sẽ kịp thời điều chỉnh được những bất cập, hạn chế. Hơn nữa, việc giám sát Formosa lúc này thuận lợi vì đơn vị đó chưa đi vào sản xuất, có thể kịp thời ngăn chặn các hành vi sai trái ngay từ đầu. “Qua những vụ việc như Formosa vừa qua nổi lên vấn đề là quy trình, thủ tục đều có, đều đúng nhưng vẫn xảy ra sự cố. Vậy phải chăng là quy trình có sơ hở. Chúng ta phải tiếp tục thế nào đây?”, ông Nghĩa nói.

Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương) cho rằng, QH cần lập Ủy ban lâm thời giám sát dự án Formosa. “Bao giờ khắc phục xong, nguy cơ gây ô nhiễm còn không? Tất cả những vấn đề này còn đang ở phía trước”, ông Kim nói. Theo ông Kim, đây là khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng khi từ biển lên rừng chỉ có 50 km. “Đây là vấn đề cần phải lưu ý chủ đầu tư của dự án. Tôi nghĩ chúng ta phải có câu trả lời xác đáng và phải đúng thời điểm, không được chậm trễ và phải rất nghiêm túc. Với tinh thần vì sự nghiệp bảo vệ môi trường, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tôi xin đề nghị QH xem xét ý kiến của tôi vừa nêu”, ông Kim nói.

“Trốn” vào tập thể để thoái thác trách nhiệm

Đề cập những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay như xả thải gây ô nhiễm, cấp khống giấy chứng nhận chất lượng thủy sản, phân bón…, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nói rằng, nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ, công chức, chưa tròn trách nhiệm.

Chung quan điểm, ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, việc để người dân phải ăn thực phẩm bẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường ô nhiễm cũng đều là lỗi của bộ máy cán bộ không tròn trách nhiệm. Theo ông Phương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên không phải do năng lực kém mà do lợi ích chi phối. Vì lợi ích nên cán bộ làm ngơ cho phá rừng, làm ngơ để doanh nghiệp xả thải chất độc ra môi trường, làm ngơ cho hàng gian, hàng giả lộng hành.

Theo ông Phương, sau khi sai phạm xảy ra, cán bộ lại “trốn” vào tập thể để không bị xử lý trách nhiệm. Ông đề nghị, trong năm 2017 cần ưu tiên lựa chọn thực hiện việc giám sát tổ chức bộ máy và cải cách hành chính.

Chuyên đề giám sát thứ hai được ông Phương kiến nghị QH lựa chọn là việc thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Bởi hiện nay, cử tri, nhân dân rất băn khoăn về tính công khai, minh bạch, lợi ích nhóm trong làm dự án BOT.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.