Đoàn Đại biểu Quốc hội được giới thiệu ứng viên chức danh chủ chốt

Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn (giữa) chủ trì họp báo Ảnh: N.T
Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn (giữa) chủ trì họp báo Ảnh: N.T
TP - Kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII khai mạc ngày 21-7 và làm việc đến 6-8, với phần lớn thời gian dành cho công tác tổ chức, nhân sự, bầu các chức danh lãnh đạo cao cấp.

> Tổng kết công tác bầu cử đại biểu QH, HĐND
> Công tác nhân sự là trọng tâm kỳ họp Quốc hội tới

Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn (giữa) chủ trì họp báo Ảnh: N.T
Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn (giữa) chủ trì họp báo. Ảnh: N.T.
 

Bầu chức danh chủ chốt

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (QH) Trần Đình Đàn cho biết tại cuộc họp báo chiều 19-7: Theo chương trình dự kiến, QH dành 11 ngày (trong tổng số 14,5 ngày) tập trung xem xét, quyết định công tác tổ chức và nhân sự: thẩm tra tư cách ĐBQH và thông qua Nghị quyết về việc xác nhận tư cách ĐBQH Khóa XIII; xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự, bầu chức danh lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước.

Dự kiến, ngày 22-7, Chủ tịch QH Khóa XII sẽ trình bày Tờ trình danh sách đề cử các chức danh của QH. Ngày 23-7, Quốc hội bầu Chủ tịch QH, các Phó Chủ tịch QH, các ủy viên UBTVQH. Kế đó, tân Chủ tịch QH phát biểu nhậm chức và có tờ trình giới thiệu nhân sự để QH bầu chức danh Chủ tịch nước vào ngày 25-7.

Chủ tịch nước phát biểu nhậm chức và có tờ trình giới thiệu nhân sự để QH cho ý kiến và bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Ngày 26-7, Quốc hội bầu các chức danh nói trên.

Dự kiến, ngày 3-8, QH phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng và thành viên Chính phủ. Thủ tướng thay mặt Chính phủ phát biểu nhậm chức. Cùng ngày, QH bỏ phiếu phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Có thể giới thiệu ứng viên cho chức danh chủ chốt

Tại cuộc họp báo, một số phóng viên đặt câu hỏi: “Khi thảo luận về công tác nhân sự, các đoàn ĐBQH có được giới thiệu thêm ứng viên vào danh sách để có số dư để bầu các chức danh chủ chốt như Chủ tịch nước, Thủ tướng... hay không?”

Ông Trần Đình Đàn cho biết: “QH sẽ thảo luận và các đoàn ĐBQH có quyền giới thiệu thêm ĐB vào danh sách để QH bầu được người ưu tú nhất vào cơ quan Nhà nước”. Theo ông Đàn, công tác tổ chức nhân sự là nội dung hết sức quan trọng tại kỳ họp, được cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị công phu.

QH sẽ xem xét, thảo luận về cơ cấu tổ chức, bộ máy cũng như vấn đề nhân sự như: số lượng các Phó Thủ tướng... Ông tin tưởng những người được giới thiệu là người đủ đức, đủ tài, đã qua sàng lọc và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Chủ nhiệm VPQH cũng cho biết, tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ có báo cáo về tình hình biển Đông với Quốc hội.

Tại kỳ họp này, QH sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

QH sẽ thảo luận tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm. Thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; xem xét thông qua Nghị quyết ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011 (chính sách về miễn, giảm, giãn thuế).

Đổi mới giám sát để đưa dự báo chính xác

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNNVN, Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia kỳ vọng QH khóa XIII tiếp tục đổi mới công tác giám sát, qua đó giúp Chính phủ đưa ra được dự báo chính xác và giải pháp hữu hiệu trước biến động của nền kinh tế.

Tiếp tục tái cử ĐBQH khóa XIII, ông Kiêm cho rằng: Một trong những thách thức rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay là khả năng dự báo, phán đoán tình hình và xu hướng phát triển. Điều này đòi hỏi QH với vai trò vừa giám sát, vừa quyết định những vấn đề quan trọng phải nỗ lực rất lớn mới đáp ứng được yêu cầu.

Ở đây đặt ra vấn đề cần tăng cường khả năng giám sát của từng ĐB và ở cả các kỳ họp để đánh giá đúng nguyên nhân tạo nên bất ổn kinh tế, cản trở hay làm lệch hướng tăng trưởng, khó khăn trong đời sống dân sinh... Qua đó giúp Chính phủ đưa ra được dự báo và chỉ tiêu kinh tế chính xác, phản ứng kịp thời trước biến động của nền kinh tế.

Bản thân các vị ĐBQH cũng phải thể hiện rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình. Chất lượng ĐB là quan trọng, sức mạnh QH là ở tính đại diện cho dân. Do vậy, ĐB phải phát huy dân chủ, nói lên tiếng nói cử tri, không ngại đề cập vấn đề nóng bỏng, bức xúc nhất.

Về điều hành, QH phải thể hiện đúng vị trí, vai trò của mình trong đời sống chính trị. Sau khi chất vấn, giám sát vấn đề nóng bỏng, phải đưa ra cơ chế, chính sách pháp luật kịp thời. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa QH với cơ quan hành pháp và tư pháp. Luật ban hành phải được hướng dẫn triển khai ngay, nếu không làm hoặc hướng dẫn ngược lại thì không chỉ mất thời cơ mà còn vô hiệu hóa luật đó.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.