Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội
TPO - Diễn ra trong hai ngày 24-25/8, phiên chợ vùng cao độc đáo của của người Mông đen tại Lao Chải (SaPa) được tái hiện tại Hà Nội. Điều đặc biệt là họ có thể giao tiếp bằng tiếng anh với người nước ngoài và mang đến những sản phẩm thủ công hết sức độc đáo.
Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 1

Chợ đêm vùng cao diễn ra từ 17h-21h ngày 24-25/8 với đầy đủ các hàng thủ công và quà lưu niệm tại sân khách sạn Metropole Hà Nội. Với tinh thần hỗ trợ du lịch cộng đồng, 11 đại diện từ cộng đồng người Mông được trải nghiệm 2 đêm tại khách sạn sang trọng bậc nhất Việt Nam.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 2

Đến với phiên chợ độc đáo này, họ sẽ mang theo không khí núi rừng tới Hà Nội bằng các sản phẩm thủ công của riêng mình như thổ cẩm, đồ trang sức bạc và thủ công mỹ nghệ khác.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 3

Những món quà tặng độc đáo thu hút nhiều khách tham quan, mua sắm.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 4

Thổ cẩm là mặt hàng đặc trưng chiếm phần lớn các gian hàng.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 5

Tất cả đều được tạo nên từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ người Mông.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 6

Con quay, vòng bạc,... với những họa tiết tinh tế.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 7

Người mua chủ yếu là khách nước ngoài. Vì thế, họ được đào tạo để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh rất giỏi.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 8

Cô Lục Thị Di (55 tuổi) cho biết, người Mông tạo ra hoa văn bằng cách vẽ sáp ong. "Khi vẽ đều dùng bút vẽ riêng chấm vào bát sáp ong rồi vẽ những họa tiết theo ý thích của mình. Bộ dụng cụ vẽ sáp ong gồm có chảo đun sáp ong, các loại bút vẽ với ngòi được làm bằng đồng", cô Di cho biết.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 9

Điều đặc biệt ở những cây bút này là chúng có 1 khoảng trống ở giữa làm buồng chứa sáp ong. Mỗi khi vẽ, họ tạo hình chấm bút này vào chảo sáp nóng chảy, sáp ong sẽ tràn vào buồng này. Khi nhấc bút lên, sáp người ta cầm ở tư thế cho cạnh lưỡi nằm song song với bề mặt mặt đất để sáp ong không chảy ra. Khi vẽ, chỉ cần nghiêng dần ngòi bút cho sáp ong chảy ra. Vẽ sáp ong xong người ta sẽ đợi để chúng đông đặc như sáp nến rồi mới đem đi nhuộm chàm nhiều lần rồi phơi khô.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 10

Chương trình do PATA tài trợ và Đại học Capilano (Canada) thực hiện, nhằm mục đích xây dựng và nâng cao năng lực cho cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là nữ giới.

Độc đáo phiên chợ vùng cao của người Mông tại Hà Nội ảnh 11

Chợ đêm cao nguyên của người Mông mang lại những trải nghiệm thú vị cho người dân Thủ đô và khách nước ngoài.

MỚI - NÓNG