'Đừng vì trước mắt mà đưa đường sắt quốc gia ra khỏi Hà Nội'

Hiện nay, việc tàu ra vào ga Hà Nội đều phải tránh các giờ cao điểm. Tác giả: Sỹ Lực
Hiện nay, việc tàu ra vào ga Hà Nội đều phải tránh các giờ cao điểm. Tác giả: Sỹ Lực
TPO - Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng việc giữ lại hay di dời tuyến đường sắt khỏi nội thành Hà Nội, cần nhìn ở cả góc độ hiện tại và tương lai.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay, trước mắt, các đường tàu có thể gây bất tiện. Tuy nhiên, trong tương lai, đường sắt quốc gia qua trung tâm Hà Nội đều giao cắt khác mức, không gây ùn tắc, góp phần giải toả khách nên cần nhìn vấn đề cả ở hiện tại và tương lai.

Liên quan đến đề xuất di dời tuyến đường sắt liên tỉnh ra khỏi trung tâm Hà Nội của lãnh đạo Công an Hà Nội, trao đổi với Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay: Định hướng phát triển giao thông Hà Nội đã được phân tích, đánh giá và đưa vào quy hoạch. Trong đó, bao gồm quy hoạch giao thông quốc gia, quy hoạch vận tải và quy hoạch giao thông Hà Nội và cả quy hoạch đường sắt Hà Nội.

Ông Đông cho rằng, trong quy hoạch tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) và số 3 (Nhổn - ga Hà Nội) đều có kết nối với đường sắt quốc gia tại ga Hà Nội. Trong đó tuyến Yên Viên – Ngọc Hồi vừa là đường sắt đô thị, vừa là đường sắt quốc gia và sẽ giao cắt khác mức với đường bộ.

'Đừng vì trước mắt mà đưa đường sắt quốc gia ra khỏi Hà Nội' ảnh 1 Ga Hà Nội - một công trình có giá trị lịch sử - văn hoá tại Hà Nội. Ảnh: Ga Hà Nội

“Việc ảnh hưởng xảy ra ở hiện tại. Tương lai, các tuyến đường sắt sẽ không gây ách tắc. Như tuyến Cát Linh – Hà Đông sẽ đi trên cao hay có đoạn đi ngầm như tuyến Nhổn - ga Hà Nội. Phải nhìn trước mắt và tương lai mới có thể giải quyết được vấn đề” – ông Đông cho hay.

Thứ trưởng Đông cho hay, các đô thị lớn trên thế giới như: Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Tokyo (Nhật Bản)…, đường sắt quốc gia đều được bố trí ở trung tâm đô thị và được kết nối với đường sắt nội đô.

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, nếu đường sắt không ở trung tâm thì phương tiện cỡ nhỏ từ trung tâm vận chuyển hành khách ra ngoại thành sẽ tăng lên đáng kể. “Một đoàn tàu 700-1.000 khách, thay vì vận chuyển như hiện nay thì vài trăm phương tiện khác đi vào sẽ vẫn gây áp lực lên giao thông nội đô", ông Minh nói.

Trước đó, tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 7 tháng đầu năm và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 8/8, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình, Phó GĐ Công an Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội có khoảng 10km đường sắt liên tỉnh đi xuyên tâm, với rất nhiều đường ngang giao cắt. 

Trong nỗ lực hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông đường sắt của Hà Nội, ông Bính đề nghị cần xem xét, di dời ga Hà Nội ra khỏi khu vực trung tâm thành phố đồng thời, bỏ hẳn đường sắt liên tỉnh trong khu vực nội thành...

Theo Thiếu tướng Bình, có lẽ hiện trên thế giới chỉ còn Hà Nội và một số tỉnh thành khác là còn có đường sắt liên tỉnh trong nội thành. Nó vừa nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất trật tự, an toàn giao thông.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.