Giải mã về Tứ hành xung

Giải mã về Tứ hành xung
Nhiều cặp nam nữ khốn khổ vì yêu nhau nhưng gia đình không đồng ý vì lý do khắc tuổi. Nhiều người mất việc cũng chỉ vì xung với tuổi của sếp… Vậy sự thực có đúng khắc tuổi dễ đứt gánh giữa đường?

Giải mã về Tứ hành xung

> Chỉ tại 'tứ hành xung'

Nhiều cặp nam nữ khốn khổ vì yêu nhau nhưng gia đình không đồng ý vì lý do khắc tuổi. Nhiều người mất việc cũng chỉ vì xung với tuổi của sếp… Vậy sự thực có đúng khắc tuổi dễ đứt gánh giữa đường?

Minh họa của Kao Vân
Minh họa của Kao Vân.

Khổ vì xung - khắc

Chị Nguyễn Thị Hoài (Việt Trì, Phú Thọ) khổ sở vì tình yêu với anh Hùng đã 5 năm nhưng gia đình nhà chồng nhất định không cho cưới. Nguyên do chị tuổi Mão - anh lại tuổi Tỵ.

Mẹ anh đi xem thấy nói tuổi xung, nếu cưới anh sẽ "ra đi" sớm nên nhất định không đồng ý, thậm chí bà còn đưa ra cả dẫn chứng bà tuổi hổ, chồng bà tuổi lợn vì không nghe thầy nên cuối cùng ông cũng bỏ bà "ra đi". Khổ nỗi, anh Hùng - chị Hoài yêu nhau sâu sắc nên không thể chia tay.

Tình trạng ngăn cấm tình duyên của các cặp trai gái, chọn năm sinh con cho hợp bố mẹ, chọn người hợp tuổi trong làm ăn... diễn ra khá phổ biến và là nỗi khổ của không ít người.

Ông Vũ Quốc Trung, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, Bộ tứ hình xung: "Dần - Thân, Tỵ - Hợi; Thìn - Tuất, Sửu - Mùi; Tý - Ngọ, Mão - Dậu... được các cổ nhân phương Đông đưa ra trong môn tử vi - đoán mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành. Nói cách khác cổ nhân cho rằng, bạn tuổi Dần xung với người tuổi Thân, người tuổi Tị xung với người tuổi Hợi...

Nếu là nam, nữ lấy nhau sẽ không hợp, dễ đứt gánh giữa đường hoặc hợp tác làm ăn với nhau khó thành công.

Thực tế điều đó có đúng không? Căn cứ vào đâu cổ nhân kết luận như vậy?

Tương sinh, tương khắc

Ông Vũ Quốc Trung lý giải, theo học thuyết Âm Dương, học thuyết Ngũ hành và lý luận về hệ Can thì mọi sự vật hiện tượng, quá trình kể cả hữu hình và vô hình tự nó luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau thuộc khái quát hoá là Âm và Dương.

Âm Dương luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau để cho sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại và phát triển.

Theo quy luật khi Âm cùng Âm hoặc Dương cùng Dương sẽ đẩy nhau, phá nhau, ngược lại Âm với Dương lại hút nhau, Âm với Dương tương giao, tương hành, tương ứng, tương cầu với nhau.

Giống như có dòng điện âm tương giao với dòng điện dương sẽ sinh ra ánh sáng, năng lượng.

Sự giao hoà giữa đực và cái đã tạo thế giới sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng. Người xưa đã khái quát hoá thế giới vật chất, sự vận động của thế giới vật chất bằng ngũ hành, đó là Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ.

Theo đó, cứ hai hành kế tiếp nhau thì sinh (hợp) gọi là tương sinh, còn đứng cách nhau một hành khắc (phá) gọi là tương khắc và được mô hình hoá như sau:

Theo sơ đồ này Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc và Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả.

Theo dịch học, hệ Can - Chi gồm có: 10 Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 12 Địa Chi gốm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Thiên can và địa chi sau khi nạp âm dương ngũ hành ta có: Giáp (dương), ất (âm) - thuộc mộc; Bính (dương) Đinh (âm) thuộc hỏa; Canh (dương), Kỷ (âm) - thuộc Kim; Nhâm (dương), Quý (âm) - thuộc Thủy; Dần (dương), Mão (âm) - thuộc Mộc; Ngọ (dương), Tỵ (âm) thuộc Hỏa; Thân (dương), Dậu (âm) thuộc Kim; Tý (dương) - thuộc Thủy; Sửu (âm) - thuộc Thổ; Mùi (âm) - thuộc Thổ; Tuất (dương) - thuộc Thổ; Hợi (âm) - thuộc Thủy.

Phân tích các cặp xung nhau ta thấy: Dần là dương Mộc, Thân là dương Kim rõ ràng Dần và Thân đều dương nên đẩy nhau, kỵ nhau. Còn về Ngũ hành thì Thân thuộc Kim, Dần thuộc Mộc nên Kim và Mộc sẽ khắc, sẽ phá nhau.

Cũng tương tự Tỵ là âm hoả còn Hợi là âm Thuỷ cùng là âm nên đẩy nhau và Ngũ hành Thuỷ khắc Hoả nên khắc phá nhau. Cặp Tý (dương Thuỷ) và ngọ (dương Hoả) cùng đồng khí dương và Thuỷ khắc Hoả...

Do đó, nếu ta thừa nhận học thuyết Âm Dương, ngũ hành và Can chi là đúng thì hệ quả là Dần - Thân, Tỵ - Hợi... xung nhau là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nguyên tắc đồng khí Âm hoặc Dương đẩy nhau và Ngũ hành tương khắc sẽ khắc diệt nhau. Tuy nhiên, trên thực tế hoàn toàn không hẳn như vậy.

12 con giáp
12 con giáp.

Không thể chỉ tính trên biểu tượng con vật

Trả lời về vấn đề này, GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám Đốc Trung Tâm Unesco, tác giả cuốn sách Tử vi môn khoa học vận số đời người cho biết, nếu căn cứ về tứ hình xung trên 12 con giáp để kết luận, hợp, xung là hoàn toàn sai lầm.

Việc đặt ra địa chi 12 con giáp là người xưa lấy các con vật gần gũi với mình và dựa trên tập quán sinh hoạt của nó để đặt: Chuột thường phá vào ban đêm thì đặt giờ tý, gà gáy sáng đặt giờ ngọ... rồi từ đó đặt cho các năm - 12 năm trong tử vi thuộc 12 địa chi.

Từ đó, người ta cũng quan niệm các con vật khắc nhau, hay ăn thịt nhau quy sang con người sinh năm đó cũng không hợp nhau.

Điều này, hoàn toàn sai và thiếu cơ sở khoa học. Bởi muốn tính toán xung - khắc đầy đủ theo tử vi thì ngoài việc dựa trên ngày tháng năm sinh của những người cần biết để xem địa chi, thiên can, ngũ hành còn phải căn cứ vào "mệnh và thân - từ khi sinh ra lớn lên của mỗi người", "thể và dụng - khả năng bẩm sinh cùng với sự rèn luyện..." mới đầy đủ.

Tuy nhiên, tất cả các môn khoa học dự báo nói chung và tử vi nói riêng thì xác xuất đúng cũng chỉ đạt 50 - 70% mà thôi.

- Địa chi hợp: Lục hợp âm dương có 6 cặp địa chi hợp nhau theo cơ chế "1 âm + 1 dương", gọi là "lục hợp": Tý - Sửu hợp Thổ; Dần - Hợi hợp Hỏa; Mão - Tuất hợp Hỏa; Thìn - Dậu hợp Kim; Tỵ - Thân hợp Thủy; Ngọ - Mùi (Thái dương - Thái âm).

- Địa chi xung: Các Chi ở các hướng đối nhau và có các hành tương phản. Đó là: Tý - Ngọ tương xung (Bắc - Nam; Thủy - Hỏa); Mão - Dậu tương xung (Đông - Tây, Mộc - Kim); Tý - Hợi tương xung (Hỏa - Thủy); Dần - Thân tương xung (Mộc - Kim). Các chi đối hướng và đồng cực, tức đồng khí cũng xung nhau: Thìn - Tuất tương xung (đều là Dương - Thổ); Sửu - Mùi tương xung (đều âm Thổ).

Theo Thúy Nga
Bee.net.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG