Giám đốc Sở KH&CN nói gì về vụ 'tàu 3 tỷ hóa sắt vụn'?

Giám đốc Sở KH&CN nói gì về vụ 'tàu 3 tỷ hóa sắt vụn'?
TP - Ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN thành phố Hà Nội cho hay, việc đưa tàu hút bùn vào khai thác sử dụng là quá chậm và khẳng định Sở KH&CN không chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng này.

Thưa ông, tại sao tàu hút bùn đã được nghiên cứu, chuyển giao nhiều năm mà không thể đưa vào hoạt động?

Chúng tôi đã có văn bản đầy đủ về việc này rồi. Tàu hút bùn có công suất gấp hơn chục lần so với tàu hút bùn của Đức, chất lượng nghiên cứu rất tốt. Vấn đề là khi giao tàu cho đơn vị sử dụng là Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội thì họ lại cần có xây dựng định mức mới đưa vào ứng dụng.

Đây không phải là việc của Sở KH&CN, chúng tôi là đơn vị phối hợp thôi. Tôi hướng dẫn rồi, đào tạo rồi, các anh ấy phải tự làm rồi trình lên chứ. Việc này đúng là chậm. Đề tài nào cũng giao cho Sở KH&CN vận hành thì khác nào bảo tôi làm thay, còn thời gian đâu mà làm việc khác. Đấy không phải là việc của tôi!

Tôi nghĩ có thể người ta bận nhiều việc nên chưa tha thiết. Lẽ ra sản phẩm chất lượng tốt thì phải “vồ” lấy ngay đằng này lại như thế. Chưa có định mức thì các anh ấy phải đứng ra mà làm chứ ai đi làm thay”.

Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Lê Xuân Rao

Vậy theo ông, cơ quan nào, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về hậu quả này?

Về văn bản chúng tôi đã có rồi, giao cho các anh ấy tiếp nhận thì phải qua Sở Xây dựng mà làm chứ sao lại bảo Sở KH&CN đi làm thay được. Nếu vậy thì thà rằng giao luôn cho chúng tôi một đoạn sông rồi chúng tôi nạo vét luôn cho xong đi! Tôi nghĩ có thể người ta "bận nhiều việc nên chưa tha thiết". Lẽ ra sản phẩm chất lượng tốt thì phải “vồ” lấy ngay đằng này lại như thế. Chưa có định mức thì các anh ấy phải đứng ra mà làm chứ ai đi làm thay.

Điều gì được rút ra từ sự việc này, thưa ông?

Không có doanh nghiệp vào cuộc thì nhà nước phải hỗ trợ. Một số chương trình, sau khi có kết quả nghiên cứu phải đưa về các trung tâm rồi sau đó hoàn thiện tiếp mới ra sản phẩm thương mại. Bộ KH&CN đang kỳ vọng đó là mô hình doanh nghiệp KHCN. Đúng là một số cơ chế chính sách chưa đồng bộ, rườm rà gây khó khăn cho triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Đặt hàng xuất phát trên nhu cầu thực tế, từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Từ đặt hàng đó, cơ quan quản lý đi tìm các cá nhân, tổ chức đủ năng lực để nghiên cứu triển khai. Đã là nghiên cứu là phải có rủi ro vậy nên cần có doanh nghiệp KHCN tham gia để cùng chia sẻ rủi ro.

>>Tàu 3 tỷ hóa 'sắt vụn', vì sao?<<

Ở các nước, doanh nghiệp đi săn lùng các ý tưởng KHCN. Trong khi đó, doanh nghiệp tại VN chưa quan tâm đi bằng đôi chân KHCN, chỉ mong mua rẻ bán đắt, có lãi ngay.

MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.