Hà Nội - điểm đến tốt thứ 4 thế giới: Thách thức duy trì danh hiệu

Khách du lịch nước ngoài ngồi xích lô tham quan phố cổ Hà Nội. Ảnh: Như Ý.
Khách du lịch nước ngoài ngồi xích lô tham quan phố cổ Hà Nội. Ảnh: Như Ý.
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Tô Văn Động (ảnh), Giám đốc Sở VH-TT&DL thành phố Hà Nội nói rằng, việc Hà Nội được xếp thứ 4 trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2015 là đánh giá đúng tiềm năng, sức hấp dẫn và nỗ lực phát triển của ngành du lịch Thủ đô. Tuy nhiên, Hà Nội đối mặt không ít thách thức trong việc duy trì danh hiệu này.

Mới đây, trang TripAdvisor công bố danh sách 10 điểm du lịch đáng ghé thăm nhất trong năm 2015, trong đó Hà Nội xếp ở vị trí thứ 4. Ông đánh giá như thế nào về công bố này?

Việc Hà Nội được lọt vào Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất du khách là điều đáng mừng và tự hào cho ngành du lịch Thủ đô nói riêng cũng như cả nước nói chung. Điều này đã phản ảnh đúng thực trạng tiềm năng cũng như nỗ lực và thành quả đạt được của du lịch Hà Nội thời gian qua.

Mặc dù vậy, cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức. Đó là cần phải làm sao để tiếp tục duy trì được danh hiệu này, góp phần không ngừng củng cố vị thế thương hiệu và hình ảnh du lịch Hà Nội - Thủ đô hòa bình, văn minh, an toàn, thân thiện và mến khách. Để phát huy thành quả trên, ngành du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục không ngừng nỗ lực, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực để triển khai hiệu quả các đề án, dự án, kế hoạch...; xứng đáng với danh hiệu đã được quốc tế công nhận.  

Những năm trước, có dư luận không hay về du lịch Hà Nội như: tình trạng taxi “chặt chém”, nạn móc túi… Sở đã triển khai những giải pháp gì để cải thiện tình hình?

Thông tin đó chỉ là cá biệt, Sở VH-TT&DL đã thành lập trung tâm hỗ trợ khách để cung cấp thông tin du lịch cũng như tiếp nhận xử lý vướng mắc của khách du lịch. Thông qua gặp gỡ trực tiếp với du khách cũng như liên hệ qua đường dây nóng, trung tâm hỗ trợ khách du lịch đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan xử lý kịp thời các phản ảnh của du khách một cách thỏa đáng, góp phần nâng cao đáng kể cho hình ảnh du lịch Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, Sở cũng tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch, như người bán hàng rong, người lái taxi, đạp xích lô... góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn và gia tăng lượng khách quốc tế đến du lịch Thủ đô Hà Nội.

Kết nối các tour, tuyến theo thị trường

Tới đây, du lịch Thủ đô sẽ hướng vào mũi nhọn nào?

 Phát triển du lịch cần phải dựa trên nền tảng những lợi thế và tiềm năng tài nguyên sẵn có. Hà Nội sở hữu kho tàng giá trị di sản to lớn cả về tự nhiên và nhân văn. Đó thực sự là tiềm năng quý báu để Thủ đô Hà Nội khai thác và phát huy, phục vụ mục đích phát triển du lịch.

Để có thể mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch, trong quá trình phát triển, bên cạnh việc tập trung khai thác những mặt mạnh hiện có, cũng cần có những bước đi chọn lọc, sáng tạo, kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc bảo tồn và phát triển, đặc biệt trong việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế.

Việc Sở VH-TT&DL đề xuất thành lập Trung tâm Văn hóa Du lịch Sông Hồng tầm cỡ quốc gia và triển khai đề án hình thành khu du lịch cấp quốc gia sinh thái Ba Vì - Suối Hai là hai ví dụ điển hình. Ngoài ra, trong chuyến tham quan, khách du lịch cũng rất quan tâm đến vấn đề ở đâu, xem cái gì, mua sắm và ăn uống.

Đó là những yếu tố quan trọng của sản phẩm du lịch mà cần phải không ngừng hoàn thiện. Hiện nhu cầu lưu trú của du khách tới thăm Hà Nội từng bước được đáp ứng tốt. Cùng với việc trên, Sở VH-TT&DL đang tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ, thông qua việc rà soát các cơ sở dịch vụ nhà hàng ăn uống.

Sở sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thế nào để kết nối các điểm, sản phẩm du lịch trên địa bàn?

Sản phẩm du lịch luôn có mối gắn kết chặt chẽ với thị trường. Mỗi doanh nghiệp du lịch đều có chiến lược xây dựng, chào bán các sản phẩm du lịch tùy thuộc vào thị hiếu và phân khúc thị trường khách hàng mà họ có mối quan tâm riêng và ưu thế phát triển.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Sở VH-TT&DL đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ định hướng sản phẩm phù hợp với từng thị trường mục tiêu; thường xuyên tổ chức những chương trình giao lưu giữa các hãng lữ hành với các nhà quản lý điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội để cập nhật thông tin và trao đổi khả năng kết nối các tour, tuyến phù hợp với nhu cầu thị trường... nhằm phục vụ du khách ngày một tốt hơn.

Cảm ơn ông.

Theo Trưởng nhóm Marketing của TripAdvisor, bà Barbara Messing, những điểm đến được vinh danh dựa trên đánh giá về số lượng, chất lượng và xếp hạng đối với các nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan của tất cả các điểm đến trên toàn thế giới, được tập hợp trong vòng 12 tháng. Những điểm đến được chọn đều có điểm chung là giàu chất lịch sử, văn hóa, có vẻ đẹp cổ kính cũng như nhiều điều thú vị khác để khám phá và trải nghiệm. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.