Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT):

'Hà Nội không đề nghị hạ thấp đê Nghi Tàm'

'Hà Nội không đề nghị hạ thấp đê Nghi Tàm'
TPO - Ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, đề xuất của UBND TP Hà Nội không có từ hạ thấp đê mà chỉ thay đổi kết cấu từ đê đất sang đê bê tông.

Chiều 15/2, trao đổi với PV, ông Trần Quang Hoài, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, câu chuyện báo chí đưa về việc Hà Nội đề nghị hạ thấp đê là không có. Hà Nội không đề nghị hạ thấp đê và cũng không đề nghị thay đổi kết cấu đê từ đất sang kết cấu bê tông đoạn từ đầu đường Thanh Niên ra đến khách sạn Thắng Lợi. Ông Hoài cho rằng: Nếu có điều kiện thay đê đất bằng kết cấu đê bê tông đảm bảo kỹ thuật thì kiểm soát chất lượng tốt hơn. “Đê đất đắp hàng nghìn năm nay rồi, hàng năm vẫn phải đi “siêu âm” xem có lún sụt, mối mọt không. Đê bê tông thì không cần làm vậy”, ông Hoài khẳng định.

Câu chuyện là thay đến đâu, kết cấu như thế nào, đòi hỏi các nhà tư vấn tính toán đầy đủ. Thẩm tra bài bản. Đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Như "Con đường gốm sứ" trước đó đã chuyển từ đê đất thành đê bê tông. "Con đường đã trở thành công trình mỹ thuật của Thủ đô. Tạo cảnh quan, phát triển giao thông. Chúng ta nên ủng hộ", lãnh đạo Tổng Cục nói.

Ông Hoài cho biết thêm, đoạn đê đất nói trên có thiết kế hình thang, giao thông chỉ sử dụng được hai làn đường trên mặt đê; còn nếu chuyển sang đê bê tông thì mặt đường Nghi Tàm sẽ được mở rộng hơn sang phía hạ du, đường mở rộng thành 2 làn, thuận lợi hơn cho giao thông đi lại tại khu vực này. Nhưng vấn đề giao thông chỉ là kết hợp, còn vấn đề phòng chống lũ cho Thủ đô Hà Nội và cho các khu vực lân cận mới là nhiệm vụ cao cả nhất của hệ thống đê điều. Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT đồng ý về nguyên tắc, nhưng phải tính toán đảm bảo an toàn.

Lãnh đạo Tổng Cục Thuỷ lợi khuyến cáo: Hiện nay nhiều người dân cũng như lãnh đạo các cấp ngành đang có tư tưởng các hồ chứa đã cắt được lũ, nên vai trò của đê là không cần thiết. Nhưng hoàn toàn không phải. Đây là tư tưởng rất chủ quan, bởi các hồ chứa ở thượng lưu sông Hồng hiện này chỉ cắt được tổng dung tích là 8,5 tỷ m3 nước, nếu mưa vượt tần suất thiết kế đủ để đảm bảo an toàn cho Hà Nội, với tần suất xuất hiện 1/500 năm (tức là 500 năm xuất hiện 1 lần) thì rất nguy hiểm.

 Ông Hoài đưa ví dụ: Nếu mưa lớn như ở Quảng Ninh năm 2015 trong các ngày từ 25/7-3/8 đạt 1.600 mm mà đổ xuống thượng lưu sông Hồng, các hồ thủy điện buộc phải xả lũ xuống hạ du thì các bãi sông Hồng hoàn toàn có thể xảy ra ngập lụt, lúc đó hệ thống đê sông Hồng sẽ phải hoạt động.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.