Hàng triệu người sẽ thiếu nước

Tuyến ống tạm D1200mm hoàn tất cơ bản việc thi công lắp đặt, sẵn sàng tiếp nhận nước từ đường ống D2000mm
Tuyến ống tạm D1200mm hoàn tất cơ bản việc thi công lắp đặt, sẵn sàng tiếp nhận nước từ đường ống D2000mm
TP - Theo kế hoạch, ngày mai (29-12), TPHCM bắt đầu đóng chặn và tổ chức di dời đoạn ống cấp nước D2000mm qua cầu Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), nhằm phục vụ thi công dự án vệ sinh môi trường. Hàng triệu người tại các quận trung tâm, nội ô TPHCM có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt…
Tuyến ống tạm D1200mm hoàn tất cơ bản việc thi công lắp đặt, sẵn sàng tiếp nhận nước từ đường ống D2000mm
Tuyến ống tạm D1200mm hoàn tất cơ bản việc thi công lắp đặt,
sẵn sàng tiếp nhận nước từ đường ống D2000mm .

Bảy quận nội thành thiếu nước

Tuyến ống D2000mm được lắp đặt từ năm 1966 là đường ống cấp nước chính đưa nước sạch đã qua xử lý từ Nhà máy nước Thủ Đức về TPHCM cấp cho hàng triệu dân các quận nội ô. Trong quá trình thực hiện dự án vệ sinh môi trường (VSMT), việc nạo vét lòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đặt cống thoát nước đường kính 3m dưới lòng kênh (nhằm đưa nước thải về trạm xử lý trước khi thải ra sông) bị vướng tuyến ống cấp nước D2000mm. Do đó, việc di dời đường ống cấp nước này đã được đặt ra tại gói thầu số 10 (hiện nay là 10A) dự án VSMT.

Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), thời gian thực hiện di dời đoạn ống D2000mm kéo dài 15 ngày. Đoạn ống cấp nước D2000 dưới lòng kênh sẽ bị cắt bỏ, thay thế bằng một đoạn ống mới cùng đường kính được di dời ra xa hơn và đặt dưới độ sâu gần 20m so với ống cũ. Trong thời gian đóng chặn ống D2000mm cũ và đấu nối vào ống mới, lượng nước cung cấp cho khu vực nội thành được chuyển qua tuyến ống tạm thời D1200mm bằng thép đặt tạm dọc theo cầu Điện Biên Phủ.

Sử dụng phần mềm tính toán thủy lực mạng lưới để kiểm tra khi ngưng tuyến ống D2000mm, sử dụng tuyến ống tạm D1200mm, Sawaco cho biết, lưu lượng và áp lực nước tại nhiều quận nội thành bị suy giảm khá nhiều do tiết diện ống bị thu hẹp. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các quận 1, 3, 5, 10, 11 và một phần hai quận 6, 8.

Ngoài ra, quá trình điều tiết các nguồn nước sẽ gây xáo trộn thủy lực trên mạng lưới cấp nước hiện hữu nên có thể phát sinh tình trạng nước đục tại một số khu vực. Việc điều chuyển nguồn nước và thao tác thiết bị còn có nguy cơ gây xì bể trên một số tuyến ống cũ, mục.

Huy động xe bồn, điều tiết nước

Chiều 27-12, công nhân thi công tuyến ống tạm D1200mm vẫn hì hục làm nốt phần việc cuối cùng. Theo Phó Tổng Giám đốc Sawaco - Võ Quang Châu, Sawaco đã lắp đặt xong đoạn ống mới băng ngang kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Hiện nay, việc đấu nối đường ống tạm D1200mm vào 3 lỗ khoan đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng tiếp nhận nước.

Vì sao không sử dụng ống tạm đường kính lớn hơn D1200mm để hạn chế tình trạng nước yếu, thiếu? Theo ông Châu, sử dụng ống lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của cầu Điện Biên Phủ. Nước cấp qua ống tạm được khoan từ ống D2000mm. Khoan lỗ lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của đường ống D2000mm hiện hữu.

Trong thời gian di dời, Sawaco yêu cầu các nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp, nhà máy nước ngầm Sài Gòn phát hết công suất, đồng thời đề nghị nhà máy BOO nước Thủ Đức (công suất 300 nghìn m3/ngày) hỗ trợ, tăng sản lượng thêm 40 -100 nghìn m3/ngày.

Ngoài ra, Sawaco tiến hành điều tiết các nguồn nước từ nhà máy nước Tân Hiệp, BOO Thủ Đức cung cấp cho các quận nội thành thông qua các tuyến ống khác như: D1500mm Bình Thái – Bình Lợi, D1500mm từ nhà máy BOO Thủ Đức, D600mm Nguyễn Văn Trỗi… để đưa nước về các khu vực nội thành, chống khát cho người dân.

Ông Võ Quang Châu cho biết, Sawaco đã huy động toàn bộ các đơn vị trực thuộc bố trí vật tư, thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố. Ngành cấp nước chuẩn bị thêm phương án điều động các xe bồn vận chuyển nước suốt 24/24h đến các khu vực thiếu nước cuối nguồn.

Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè) được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ là một trong số các dự án lớn cải tạo môi trường TPHCM. Hiệp định Tín dụng của dự án được ký kết vào ngày 5-7-2001, có hiệu lực vào ngày 3-2-2002 với tổng mức đầu tư 199,96 triệu USD, trong đó, vốn ODA là 166,34 triệu USD và vốn trong nước là 33,62 triệu USD, thực hiện trên lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè (33,2km2).

Thời gian thực hiện từ năm 2002 đến 2007. Song dù đã được gia hạn nhiều lần, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành do nhiều gói thầu, trong đó đặc biệt gói thầu số 7 triển khai quá chậm. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).