Hợp nhất cơ học các sở bộ máy sẽ càng phình to

TPO - Liên quan đến đề xuất của Bộ Nội vụ về việc hợp nhất một số sở ngành, lãnh đạo nhiều sở ngành của Hà Nội cho rằng, không thể “may đồng phục” cho tất cả các tỉnh thành với lý do đề xuất hợp nhất quá cơ học, không tính đến đặc thù của từng địa phương, của từng sở ngành hiện nay.

Biên chế cộng lại vẫn phình to

Liên quan đến Dự thảo mà Bộ Nội vụ đề xuất hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch - Tài chính, chia sẻ với  Tiền Phong, ông Phạm Công Bình, Phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho rằng, đề án sẽ khó thực hiện được bởi các lĩnh vực, các tỉnh thành đặc thù khác nhau. “Hợp nhất vậy là rất cơ học bởi Hà Nội và TP.HCM là hai khu đô thị loại đặc biệt, mang tính chất đặc thù riêng nên không thể hợp nhất các sở như các tỉnh khác được”, ông Bình nhấn mạnh. 

Lý giải quan điểm trên, ông Bình cho rằng, nếu xét về thu ngân sách của cả nước, những tỉnh hàng năm thu ngân sách trên nghìn tỷ đang đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, Hà Nội thu ngân sách mỗi năm gần 200 nghìn tỷ đồng. Chỉ cần một quận ở Hà Nội cũng đã thu hơn một tỉnh trung bình khá. “Thực tế, đầu mối công việc của Sở Tài chính Hà Nội là rất lớn. Trong khi ở các tỉnh, Sở Tài chính mỗi năm chỉ có vài chục dự án, còn như Sở Tài chính Hà Nội mỗi năm có từ 5.000-8.000 dự án khác nhau, đòi hỏi thao tác xử lý công việc lớn. Ngân sách tỉnh thành phố thu gần 200 nghìn tỷ sẽ khác với địa phương thu chỉ 1.000 tỷ, các khoản chi mỗi năm cũng sẽ khác. Rồi dân số, đơn vị hành chính… cũng hoàn toàn khác nhau”, ông Bình đặt vấn đề. 

Theo ông Bình, quan điểm hợp nhất giữa Sở KH&ĐT với Sở Tài chính nếu áp dụng đối với các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ không thuyết phục. Bởi gộp sở chỉ giảm đầu mối chứ không hề giảm công việc nên biên chế cộng lại vẫn phình to ra. Trong khi giám đốc một sở không thể lo hết tất cả việc. Cụ thể, Sở KH&ĐT và Sở Tài chính có đặc thù công việc khác nhau: Sở KH&ĐT có nhiệm vụ là hoạch định chiến lược và cân đối kế hoạch, trong khi đó Sở Tài chính là phân phối và chức năng giám đốc. Ở Hà Nội có hơn 8 triệu dân, hơn 400 xã phường, riêng 1 cán bộ sở một năm cũng chưa thể đi hết các quận, huyện. 

Quan trọng nhất là đánh giá hiệu quả

“Theo tôi nếu sát nhập thế nó quá cơ học, phải có sự đánh giá điều tra kỹ lưỡng. Không thể đưa kết quả hơn 40 đơn vị đồng ý hợp nhất để so sánh tổng thể với những tỉnh, thành phố lớn không đồng tình. Đấy chỉ là thong số tham khảo”, ông Bình nói. 

Ông Bình cho rằng, Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị nhằm nâng cao hiệu quả công việc chứ không phải tinh giảm bao nhiêu đầu mối. “Vấn đề ở đây là tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đó mới là mục tiêuchính. Chứ không phải mục tiêu chính là giảm được bao nhiêu đầu mối. Tóm lại, không thể  may đồng phục chung cho tất cả các tỉnh. Và thực tế ở đâykhông thể có đồng phục chung cho Hà Nội, TP Hồ Chí Minh như các tỉnh Cao Bằng, Sơn La được, bởi đặc thù hoàn toàn khác nhau”, ông Bình nhấn mạnh.

Vấn đề xuất hợp nhất 3 Sở gồm: Giao thông- Vận tải, Xây dựng và Quy hoạch và Kiến trúc ở Hà Nội và TP.HCM thành Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị cũng có nhiều ý kiến không đồng tình. Dù không đưa ra các ý kiến, nhưng các Sở này của Hà Nội cho rằng, khối lượng công việc của Sở mình quá nhiều. Ông Vũ Tuấn Định, Nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội, cũng từng là lãnh đạo Sở Xây dựng của tỉnh Hà Tây cũ cho rằng, riêng trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có hợp nhất thì khối lượng công việc cũng không hoán đổi mà gây khó khăn trong công tác điều hành.

“Việc hợp nhất các Sở trên ở các tỉnh thành nhỏ có thể sẽ khả quan bởi các tỉnh, thành phố đang có mức độ đô thị hoá thấp, chủ yếu tập trung vào các thị trấn, khối lượng công việc chưa nhiều, biến động về nhân sự không lớn. Còn ở đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM có tốc độ đô thị hoá cao, hơn 90%, nếu sáp nhập sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Hợp nhất các sở với mục tiêu giảm đầu mối, tinh giảm biên chế, giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh gọn. Nhưng thực tế điều đó dẫn đến hình thành “siêu sở”, công việc sẽ chồng chéo và mất đi chức năng kiểm tra chéo, giám sát lẫn nhau”, ông Định phân tích. 

Theo vị này, sát nhập lấy lý do phải có sự liên thông là không xác đáng, bởi lĩnh vực nào cũng có sự liên thông với nhau. “Đối với Hà Nội và TP.HCM, công tác quy hoạch rất quan trọng nên mới có Sở Quy hoạch-Kiến trúc, nếu cho nó vào một phòng ban của Sở Xây dựng thì không thể giải quyết nổi công việc.   Theo tôi nên giữ nguyên hiện trạng, tránh sáp nhập làm xáo trộn mà không mang lại hiệu quả công việc. Ngay cả việc sát nhập Hà Tây về Hà Nội cũng nhiều ý kiến, vì nhiều vùng ngoại thành khi sát nhập, khi mở rộng ra nó rất khó phát triển. Nó cũng giống như nhà quá đông con nên việc chăm sóc, quan tâm không thể vẹn toàn được”, ông Định nhấn mạnh. 

“Vấn đề ở đây là tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đó mới là mục tiêu chính. Chứ không phải mục tiêu chính là giảm được bao nhiêu đầu mối. Tóm lại, không thể  may đồng phục chung cho tất cả các tỉnh. Và thực tế ở đâykhông thể có đồng phục chung cho Hà Nội, TP.HCM như các tỉnh Cao Bằng, Sơn La được,bởi đặc thù hoàn toàn khác nhau”, ông Bình nhấn mạnh.  

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.