Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý.
TPO - Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị… và công dân có nghĩa vụ tôn trọng, thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.

Sáng 28/5, Dự thảo Luật trưng cầu ý dân lần đầu tiên được trình ra Quốc hội. Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể.

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, kết quả của các hoạt động lấy ý kiến nhân dân, để nhân dân quyết định trực tiếp đối với những vấn đề trọng đại về quốc kế dân sinh, còn rất nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân là cho đến nay vẫn chưa có thể chế pháp lý rõ ràng về trưng cầu ý dân, mặc dù trưng cầu ý dân luôn là một quy định pháp lý hiến định.

“Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân là cần thiết để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới đất nước”, ông Quyền nhấn mạnh.

Cũng theo ông Quyền, do kết quả cuộc trưng cầu ý dân có giá trị quyết định nên khi thực hiện phải đảm bảo số lượng cử tri nhất định theo công thức “quá bán kép” cụ thể là: “Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá nửa tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu. Phương án trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, cần bổ sung quy định đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp thì cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được quá hai phần ba tổng số cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu và phương án được quá hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành được công bố để thi hành. 

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra về nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Phan Trung Lý cho rằng,  việc  quy định tỷ lệ tham gia và tán thành của cử tri quá cao (quá hai phần ba) đối với một vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân sẽ là không khả thi.

Thậm chí nếu tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân không tốt có thể dẫn đến tình trạng thúc ép cử tri đi bỏ phiếu hoặc cử tri đi bầu hộ, bầu thay và như vậy, sẽ làm giảm sút ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân với tư cách là một hình thức để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình. Do đó, Ủy ban pháp luật tán thành với việc quy định theo hướng công nhận kết quả khi có “quá bán” số người tham gia và số người đồng ý.

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý, quy định tỷ lệ tham gia và tán thành của cử tri quá hai phần ba đối với một vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là không khả thi.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
TPO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý 1, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 1,03 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có hơn 275.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.