Khẩn trương giải ngân đền bù cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung

Bốn tỉnh miền Trung đang khẩn trương giải ngân đền bù cho ngư dân bị thiệt hại do trong sự cố môi trường do Formosa xả thải.
Bốn tỉnh miền Trung đang khẩn trương giải ngân đền bù cho ngư dân bị thiệt hại do trong sự cố môi trường do Formosa xả thải.
TPO - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, 4 tỉnh miền Trung bị sự cố môi trường do Formosa xả thải đang khẩn trương giải ngân hết khoản tiền trong 2 đợt ứng trước (khoảng 4.680 tỷ đồng) trong quý I/2017 này.

Chiều 16/2, tại hội nghị triển khai các nhiệm vụ trong tâm của Tổng cục Thủy sản, Thứ trưởng Tám cho biết, hiện Bộ Tài chính đã tạm cấp trước 2 đợt (đợt một là 3.000 tỷ đồng, đợt hai 1.680 tỷ đồng) cho 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) bị thiệt hại do Formosa xả thải ra biển.

Các khoản này đang được các địa phương khẩn trương giải ngân và cố gắng xử lý xong trong Quý I này. Cùng đó, 4 tỉnh phải trình và Bộ Tài chính thẩm định, rà soát rồi trình Thủ tướng phê duyệt chính thức về tổng mức thiệt hại các địa phương để triển khai đền bù, hỗ trợ cho người dân.

Ngoài ra, sau khi xử lý đền bù, hỗ trợ cho các địa phương, một khoản tiền do Formosa đền bù, sẽ triển khai 2 dự án lớn: Dự án của Bộ NN&PTNT về khôi phục, tái tạo các hệ sinh thái và dự án của Bộ TN&MT về xây dựng hệ thống quan trắc và kiểm soát môi trường biển của 4 tỉnh miền Trung.

Theo ông Tám, cuối tháng 2 này, Bộ NN&PTNT sẽ tham mưu cho Chính phủ, họp Ban chỉ đạo lần thứ 6, liên quan đến việc triển khai đề án theo quyết định 12 của Chính phủ về Phê duyệt Tổng thể xác định thiệt hại bồi thường, khôi phục giải quyết công văn việc làm, chuyển đổi nghề cho người dân 4 tỉnh miền Trung.

“Trên cơ sở cuộc họp tới đây, cùng với việc đẩy nhanh giải ngân đã ứng trước, chúng tôi sẽ đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất, khôi phục về môi trường sinh thái”- ông Tám nói.

Cũng theo ông Tám, trong Quý III-IV năm 2016, Bộ đã chỉ đạo lực lượng kiểm ngư đưa tàu vào 4 tỉnh gặp sự cố để tăng cường phối hợp, cùng địa phương giám sát, khuyến cáo ngư dân không khai thác cá tầng đáy từ 20 hải lý trở vào để bảo vệ nguồn lợi, tạo điều kiện khôi phục hệ sinh thái.

“Không khai thác cá tầng đáy, nghĩa là người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của cá bán trên thị trường, không cần phân biệt đáy, hay không ở đáy”- ông Tám nói.

Cũng theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ tiếp tục yêu cầu lực lượng kiểm ngư hỗ trợ 4 địa phương thêm 6 tháng đầu năm 2017, về kiểm soát đánh bắt cá tầng đáy, nhằm giúp nguồn lợi hải sản, hệ sinh thái tầng đáy hồi phục.

Khẩn trương giải ngân đền bù cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung ảnh 1

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám yêu cầu Tổng cục Thuỷ sản và ngành rốt ráo bắt tay để chinh phục mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu tôm.

Bắt tay chinh phục mục tiêu 10 tỷ USD

Theo ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, năm 2017, sẽ tập trung vào phát triển sản xuất tôm và cá tra.

Cùng đó, ngành sẽ tăng kiểm tra, kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chất lượng thức ăn, việc sử dụng kháng sinh cấm, lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, tăng cường xây dựng liên kết trong sản xuất giống, nuôi cá tra.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, Bộ khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động phát triển ngành tôm và trình Thủ tướng trong quý I/2017với mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD vào năm 2025.

“Nếu dùng tư duy ngân sách sẽ khó đạt được mục tiêu đó. Do vậy, trong điều kiện chưa cần nhiều đến ngân sách, thì ngay năm 2017 phải đặt toàn ngành vào đường ray, làm rốt ráo hướng đến mục tiêu năm 2025 rồi”.

Theo ông Tám, ngành tôm sẽ dùng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất thâm canh nuôi tôm công nghiệp, từ khoảng 140 nghìn ha hiện nay sẽ lên vài chục nghìn ha trong thời gian ngắn sắp tới. Cụ thể, sẽ tăng năng suất bình quân tôm công nghiệp từ 4 tấn/ha hiện nay lên 6-8 tấn trong thời gian tới.

Ngoài ra, với 600 nghìn ha nuôi tôm quảng canh và quảng canh cái tiến, có thể cơ chế để thu hút doanh nghiệp, tổ chức các hộ nhỏ lẻ thành tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết với doanh nghiệp, đầu tư khoa học, phát triển mô hình mới. Có thể nâng năng suất từ 200-300 kg tôm/ha, lên 500 kg/ha.

Tuy nhiên, theo ông Tám kết hợp sản xuất cũng như xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu con Việt Nam, trong đó gỡ khó khăn về  hàng rào kỹ thuật ở các thị trường.

Về mặt hàng cá tra, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết sẽ, tập trung nâng cao chất lượng con giống, xúc tiến thị trường nội địa với trên 90 triệu dân. Bộ sẽ phối hợp, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại cá tra tại Hà Nội trong Quý III năm nay, trong đó mới các đối tác nước ngoài, trong đó từ Trung Quốc để mở rộng thị trường.

“Chúng ta làm chủ được công nghệ con cá tra, tùy theo khả năng thị trường, với khoảng 7.000 ha cá tra quy hoạch hiện nay, chúng ta có thể nâng sản lượng lên 1,5-2 triệu tấn là bình thường”- ông Tám nói.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị của Tổng cục, tham mưu cho Bộ, phối hợp ứng pho với  Chương trình giám sát cá da trơn theo đạo luật nông trại (Farbill) của Mỹ; tiếp tục mở rộng các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là 3 thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ.

MỚI - NÓNG