Khi công chức Hội An đi làm bằng xe đạp

Xe đạp, phương tiện chính trong khu phố cổ Hội An. ảnh: Quốc Hải
Xe đạp, phương tiện chính trong khu phố cổ Hội An. ảnh: Quốc Hải
TP - Chủ trương khuyến khích, vận động công chức đến công sở và người dân đi lại trong thành phố bằng xe đạp của TP Hội An đang nhận được sự đồng tình dù vẫn còn ý kiến băn khoăn.

Đồng thuận 

Đã hơn một năm qua, KTS Võ Duy Trung - Trưởng Phòng Quản lý tu bổ Khu phố cổ thuộc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An luôn đến cơ quan làm việc bằng xe đạp. Nhà cách cơ quan chỉ hơn 1km, thêm vào đó, khu vực I và II của Khu phố cổ, địa bàn anh hoạt động mỗi ngày đều thực hiện “Phố đi bộ và xe thô sơ” nên xe đạp là phương tiện thuận lợi và phù hợp nhất.

“Trước tiên, đi xe đạp là vì chính sức khỏe của mình, thứ hai, mô hình đi xe đạp rất phù hợp với quy mô của một thành phố nhỏ như Hội An”, anh Trung, nói.

Không riêng anh Trung, tại Trung tâm này, nhiều cán bộ các phòng, ban cũng đã dùng xe đạp làm phương tiện chính để đi làm từ hơn 1 năm qua. Toàn đơn vị có hơn 70 cán bộ thì có 15 cán bộ sử dụng thường xuyên, 5 cán bộ đến công sở bằng xe máy rồi dùng xe đạp của cơ quan đi liên hệ công tác trong thành phố.

“Chúng tôi đã triển khai chủ trương vận động anh em cơ quan đi làm bằng xe đạp từ giữa năm ngoái. Đảng ủy trực tiếp vận động, anh em hưởng ứng rất tốt ngoại trừ những người gia đình ở quá xa” - Giám đốc Trung tâm, ông Nguyễn Chí Trung, cho biết.

Đặc thù Hội An, người ở xa cơ quan nhất cũng chỉ 4-5km, việc đi xuống các cơ sở cũng gần. Trừ Cù lao Chàm, xa nhất là phường Cẩm Kim khoảng 7km, nhưng đi bằng đò. Ban đầu việc đi bằng xe đạp sẽ khó chịu. Tôi đi làm bằng xe đạp, xuống cơ sở cũng bằng xe đạp. Hai ngày đầu cũng thấy mệt thật. Nhưng cứ từ từ, rồi thấy quen. Còn nói về Hội An “bắt buộc” hay không, thực ra chẳng có luật nào bắt phải đi xe đạp. Nếu là quy định mang tính “ngẫu hứng” của một ông lãnh đạo nào đó là không chấp nhận được. Nhưng ở đây vì cái lợi chung là phải làm. Trừ những trường hợp đặc biệt như phụ nữ chở con mọn đi học, nhưng số ấy cũng không nhiều”

Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sư

Thực ra, chủ trương khuyến khích, vận động người dân và công chức đi lại trong thành phố bằng xe đạp, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, đã được UBND thành phố Hội An thông báo từ ngày 10/2/2014 theo tinh thần chỉ đạo của Bí thư Thành ủy.

Tại Phòng VH&TT Hội An, ngay trong chiều thứ Sáu, ngày 21/2, cùng với việc triển khai chương trình thường xuyên “Một giờ vì Hội An sạch hơn”, Công đoàn Phòng đã vận động toàn thể công chức chính thức thực hiện việc đi làm bằng xe đạp vào ngày 1/3 tới.

Theo ông Nguyễn Như Thương - phó Phòng, chủ trương này đã được đưa vào nghị quyết hội nghị cán bộ công chức từ đầu năm. Lãnh đạo Phòng sẽ gương mẫu làm trước để công chức làm theo.

Còn tại phường Thanh Hà, một phường nằm ngoài khu vực trung tâm thành phố nhưng cũng vào ngày 1/3 tới, tất cả 42 cán bộ công chức sẽ đi làm bằng xe đạp. “Ngoại trừ người đưa thư, văn thư phải đi nhiều nơi nên cho phép đi xe máy, còn lại sẽ đến cơ quan như chủ trương vận động. Chúng tôi sẽ làm nghiêm túc vì yêu cầu của thành phố và vì lợi ích sức khỏe cho cán bộ” - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Kim Châu, cho biết.

Hơn 10 năm qua, cả chục ngàn người dân trong khu phố cổ Hội An mỗi ngày đều đi lại bằng xe đạp, dành không gian để thực hiện các công trình nghệ thuật “Phố đi bộ và xe thô sơ”, “Phố không tiếng động cơ” hay sản phẩm du lịch nổi tiếng toàn cầu “Phố đêm”. Ban đầu cũng có khó khăn, không tránh khỏi sự phàn nàn nhưng lâu dần người dân đã quen và thấy hữu ích.

Còn đối với chủ trương khuyến khích, vận động người dân và cán bộ đi lại trong thành phố bằng xe đạp bắt đầu từ ngày 1/4, riêng công chức làm thí điểm từ ngày 25/3 (như đã đưa tin) đang được tất cả các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, xã phường, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn thành phố chuẩn bị thực hiện.

Băn khoăn 

Tuy nhiên, qua trao đổi trực tiếp, nhiều công chức đã bày tỏ ý kiến băn khoăn về chủ trương này và đề nghị không nêu tên. Có người cho rằng, công chức trẻ nhà ở xa, mỗi sáng chở 2 con đến trường thì đi xe đạp là không thể được. Việc mua xe đạp cũng cần phải từ từ chứ sau Tết tiền bạc rất khó.

Có người còn nêu trường hợp cụ thể: “Ví dụ, nhà của “sếp” cách trung tâm thành phố khoảng 5km như Cẩm Hà, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Thanh, sáng vận veston đạp xe đạp đến cơ quan là toát mồ hôi hột. Lính trình ký giấy tờ thì bảo “Từ từ chờ tôi thở cái đã, để ráo mồ hôi rồi tôi ký sau!”. Đặc biệt, đối với cán bộ là nữ, việc đi lại bằng xe đạp sẽ hạn chế do sức khỏe, thêm nữa, cán bộ nào chăm chút, trưng diện một tý thì việc đạp xe sẽ trở nên khó khăn.

Thời tiết cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng việc đi lại bằng xe đạp. Có công chức bảo: “Mùa đông thì dễ, chứ mùa hè nóng nực 39-40 độ ở miền Trung mình thì sẽ rất khó mà đạp xe dưới ánh mặt trời”. Vì thế, đi làm bằng xe đạp cũng tùy lúc, tùy nơi, tùy mùa và đặc thù công việc, chỉ nên khuyến khích, động viên chứ không thể bắt buộc được.

Tại cơ quan Đảng bộ thành phố Hội An nằm trên đường Trần Hưng Đạo, ghi nhận của chúng tôi vào sáng 21/2 cho thấy, bên cạnh ông Bí thư Thành ủy đã đi làm bằng xe đạp từ hơn một tuần qua, nhiều cán bộ cũng đã đạp xe đến cơ quan đúng giờ. Bà Tống Thị Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hội An, nói: “Hai năm trước tôi đã thực hiện nhưng có bữa đi xe đạp, có bữa thì đi honda. Còn đến hôm nay thì sẽ đi xe đạp luôn.

Trước đây từng phòng, ban thực hiện thôi, hôm nay chính thức Thành ủy cũng như UBND thành phố phát động chung hết, từ cán bộ công nhân viên chức đến toàn dân. Do đó, hưởng ứng là tốt vì đúng với chủ trương của thành phố đề ra”.

Năm năm trước, Đảng bộ Thành phố Hội An đã đề ra Nghị quyết “Xây dựng Hội An thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch”, trong đó vận động toàn xã hội chung tay xây dựng địa phương trở thành thành phố sinh thái đầu tiên của cả nước. Ban đầu, trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hội An đã đề ra những chương trình hành động cụ thể và đạt hiệu quả thiết thực như thực hiện “Không túi ni-lông”, “Không khói thuốc lá”, “Không khói xe”…

MỚI - NÓNG
Báo Tiền Phong và Trường ĐH Tài chính – Marketing ký kết hợp tác cùng phát triển
Báo Tiền Phong và Trường ĐH Tài chính – Marketing ký kết hợp tác cùng phát triển
TPO - Hai bên sẽ cùng tổ chức các buổi tọa đàm xoay quanh những chủ đề gần gũi với đời sống học đường, tâm lý sinh viên và các vấn đề xã hội đang quan tâm, qua đó lan tỏa giá trị tích cực; đồng thời phối hợp tổ chức các sân chơi học thuật, thể thao, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và các cuộc thi sắc đẹp cho sinh viên – học sinh…
Hà Nội nắng oi trước khi đón mưa xối xả
Hà Nội nắng oi trước khi đón mưa xối xả
TPO - Diễn biến thời tiết thực tế tại thủ đô Hà Nội trong 24 giờ qua có hình thái nóng xen kẽ mưa lớn, cảm nhận thực tế đặc biệt khó chịu cho những người mẫn cảm với thời tiết. Các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực sẽ duy trì đà tăng nhiệt nhẹ. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Thủ tướng nêu 3 đề xuất quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng

Chiều 6/7 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
Kiến nghị tăng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cầu Tứ Liên

Kiến nghị tăng bồi thường giải phóng mặt bằng dự án cầu Tứ Liên

TPO - Cử tri cho rằng, mức đền bù GPMB đối với dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên được công bố theo bảng giá quy định hiện nay là quá thấp, chênh lệch so với giá thị trường. Cử tri mong muốn thành phố xem xét, điều chỉnh tăng mức giá bồi thường đảm bảo nguyên tắc “chỗ ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện cho Hà Nội triển khai phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện cho Hà Nội triển khai phát triển trục Sông Hồng

TPO - Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan phối hợp với thành phố Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy hoạch chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố triển khai phát triển trục sông Hồng - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô trong kỷ nguyên mới.