Khi rừng nói

Khi rừng nói
TPO- Những cây to, gỗ quý hiếm còn rất ít ở khu rừng này. Xin hãy bảo vệ rừng của chúng tôi!

> Phá rừng làm thủy điện, chây ỳ nộp phí
> An sinh dưới tán rừng

Đây là lời thống thiết của những người dân tâm huyết với công việc bảo vệ rừng, đang sinh sống ở khu vực Cao Sơn (ba bản: Son, Bá, Mười, xã Lũng Cao, huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hóa).

Theo quy hoạch, rừng ở đây có 2.632,7ha, trong đó có 2.313,72 ha rừng đặc dụng, 197,88 ha rừng sản xuất và 121,1 ha rừng phòng hộ. Ba bản Son, Bá, Mười nằm trên đỉnh của dãy Pha Chiến, tách biệt hoàn toàn với các bản, làng khác. Nơi này, thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông- nơi có hệ sinh thái núi đá vôi thấp. Cách đây khoảng gần 400 năm, người Thái đã đến khai phá, sinh sống, định cư đến tận bây giờ. Khí hậu nơi đây được ví như Sa Pa, Đà Lạt.

Cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nỗi lo hơn cả của nhiều người nơi đây là vấn đề an ninh rừng.

Khi rừng nói ảnh 1
Những gốc cây, thân gỗ to đã được chặt đi trước khi có dự án làm đường và sau khi triển khai dự án làm đường từ trung tâm xã vào Son- Bá- Mười. Ảnh: Hoàng Lam
Những gốc cây, thân gỗ to đã được chặt đi trước khi có dự án làm đường và sau khi triển khai dự án làm đường từ trung tâm xã vào Son- Bá- Mười. Ảnh: Hoàng Lam.
Khi rừng nói ảnh 3
Những cây gỗ vừa mới được chặt (nằm ngoài phạm vi được phép khai thác theo dự án làm đường). Ảnh: Hoàng Lam.
Những cây gỗ vừa mới được chặt (nằm ngoài phạm vi được phép khai thác theo dự án làm đường). Ảnh: Hoàng Lam.
Lối mòn đường gỗ đi từ rừng ra, chỉ cần một thời gian ngắn là cỏ mọc lại. Ảnh: Hoàng Lam.
Lối mòn đường gỗ đi từ rừng ra, chỉ cần một thời gian ngắn là cỏ mọc lại. Ảnh: Hoàng Lam.
Dấu vết dùng thiết bị buộc vào thân cây để kéo gỗ từ rừng ra. Ảnh: Hoàng Lam.
Dấu vết dùng thiết bị buộc vào thân cây để kéo gỗ từ rừng ra. Ảnh: Hoàng Lam.
Theo Viết
MỚI - NÓNG