Khó làm bậy, chứ có khó gì đâu?

Các hội chợ sách gần đây cuốn hút được khá nhiều độc giả.
Các hội chợ sách gần đây cuốn hút được khá nhiều độc giả.
TP - Ông Chu Hòa, Cục trưởng Cục Xuất Bản, In và Phát hành, đã có cuộc trao đổi cởi mở với phóng viên Tiền phong Chủ nhật. Theo ông, chứng chỉ hành nghề chẳng gây khó dễ gì với các nhà xuất bản. Ông nói vui: “Khó làm bậy thôi, chứ có khó gì đâu?”. 

Trước câu hỏi của phóng viên: Có một hiện thực, không ít nhà xuất bản hiện nay tồn tại nhờ hình thức bán giấy phép, liệu việc ban chứng chỉ hành nghề, có khiến họ gặp lao đao? Cục trưởng trả lời dứt khoát: “Chúng tôi không cho bán giấy phép, luật chỉ cho liên kết chứ không phải bán giấy phép. Khi liên kết, nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm về khâu biên tập, chịu trách nhiệm về nội dung xuất bản của xuất bản phẩm, chứ không phải đối tác liên kết. Đối tác liên kết phải cùng với nhà xuất bản để khai thác bản thảo, tổ chức bản thảo, in ấn, phát hành, chứ đối tác liên kết không được quyền chịu trách nhiệm cuối cùng về biên tập, không được quyền ký quyết định xuất bản. Cho nên đội ngũ biên tập viên vẫn là xương sống rà soát”. 

Ông cho rằng, nếu nhà xuất bản “đói” thì đối tác liên kết cũng “vêu” luôn: “Nhà nào bây giờ làm ẩu, chúng tôi thu thẻ, thu đến mức mà không còn người để làm nữa. Dưới 5 biên tập viên thì anh dừng hoạt động vì không đúng luật. Một người làm bậy thì thu một thẻ, hai người làm bậy thì thu hai thẻ, thu khi nào còn 5 biên tập viên thì không còn người làm bậy nữa”.

“Nhà nào bây giờ làm ẩu, chúng tôi thu thẻ, thu đến mức mà không còn người để làm nữa. Dưới 5 biên tập viên thì anh dừng hoạt động vì không đúng luật. Một người làm bậy thì thu một thẻ, hai người làm bậy thì thu hai thẻ, thu khi nào còn 5 biên tập viên thì không còn người làm bậy nữa”. 

Ông Chu Hòa, Cục trưởng Cục Xuất Bản, In và Phát hành

Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành khẳng định: Khóa học vừa qua, lượng thi trượt rất ít và cần thiết phải có chứng chỉ hành nghề, bởi “họ trực tiếp can thiệp vào một công đoạn của sản phẩm văn hóa, tạo ra văn hóa nền cho cộng đồng. Vì vậy, họ phải có tư cách đạo đức, cập nhật kiến thức chính trị, ý thức pháp luật”. Về những trường hợp đang chờ cấp chứng chỉ, ông Cục trưởng giải thích: “Chúng tôi ưu tiên những người có thâm niên, trong vòng 2 - 3 năm gần đây không có lỗi, thì được cấp đợt 1. Chúng tôi dùng từ đợt 1 thì chắc chắn có đợt 2. 

Hiện nay, Cục đang xét đợt 2 trong năm 2015 đối với những người có sai phạm nhưng chưa đến mức không phát thẻ hoặc thu hồi thẻ. Đợt 2 đã tập hợp hồ sơ xong rồi. Chắc khoảng tháng nữa là có”. 

Ông tiết lộ, việc ban hành chứng chỉ hành nghề sẽ giúp các nhà xuất bản tự kiểm tra ngược: “Một số ông giám đốc bán giấy phép, đối tác liên kết bảo để họ biên tập, thì các ông chỉ đọc sơ sơ hoặc là không đọc, điền tên biên tập viên của nhà xuất bản vào. Sách làm ẩu, mà để cục xuất bản đình chỉ, thu hồi cái thẻ, thì biên tập viên rất khổ. Họ phải nâng cao tinh thần trách nhiệm không cho ông giám đốc làm bậy. Tức là kiểm tra ngược”.

Khó làm bậy, chứ có khó gì đâu? ảnh 1

Ông Chu Hòa, Cục trưởng Cục Xuất Bản, In và Phát hành.

Cục Xuất bản, In và Phát hành cũng đã tính đến chuyện “cảm tình riêng” trong công việc: “Chúng tôi đã đẩy tất cả dịch vụ công của Cục lên mạng Internet. Vừa để công khai, vừa để tăng cường chặt chẽ công tác quản lí. Cho nên tất cả các ông “phòng” (phòng của Cục- pv) muốn cảm tình với một ai đó cũng không được. Ví dụ, người nào đã vi phạm lỗi, đã được nạp trong máy, thì chứng chỉ sẽ nổi đỏ, không vào”. Nhưng không dễ dàng gì để được cầm trên tay những xuất bản phẩm hoàn thiện về nội dung, thẩm mỹ, đó là một chặng đường dài, như chính ông Cục trưởng cũng thừa nhận.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.