Kỷ niệm 75 năm thành lập báo Đại Đoàn kết

Chủ tịch UB T.Ư MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen cho báo Đại Đoàn Kết.
Chủ tịch UB T.Ư MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen cho báo Đại Đoàn Kết.
TPO - Báo Cứu Quốc sau này là báo Đại Đoàn Kết do chính các nhà cách mạng tiền bối của Đảng trực tiếp phụ trách như Trường Chinh, Lê Quang Đạo, Xuân Thủy với sứ mệnh thiêng liêng là tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết đứng lên cứu nước. 

Sáng 6/1, Báo Đại Đoàn Kết đã long trọng kỷ niệm 75 năm thành lập. Theo Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết Hồng Thanh Quang,  cách đây 75 năm, thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kì, tờ báo Cứu quốc đã  được chuẩn bị tích cực cho việc ra đời số đầu tiên, để đến ngày 25/1/1942, trong một căn nhà lá nhỏ của một người nông dân nghèo ở làng Xuân Kỳ (nay thuộc xã Đông Xuân huyện Sóc Sơn – Hà Nội), báo Cứu Quốc – cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh đã ra số đầu tiên.

Tòa soạn lúc ấy chỉ có 3 người: Tổng Bí thư Trường Chinh làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, Ban Biên tập có các đồng chí Lê Quang Đạo và Lê Toàn Thư... Tổng bí thư Trường Chinh đã trực tiếp viết bài và phụ trách báo từ năm 1942 đến 1944. Cho tới Tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945, trong điều kiện hoạt động bí mật, hiểm nguy, gian khổ và thiếu thốn mọi bề, Cứu Quốc chỉ ra được 30 số, nhưng đã có đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp Cách mạng, cổ vũ, động viên nhân dân đứng lên giành độc lập.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, báo chuyển về Hà Nội và nhanh chóng trở thành tờ nhật báo lớn nhất nước thời ấy. Cứu Quốc là tờ báo đầu tiên có vinh dự được đăng những bài báo của Bác Hồ sau Cách mạng. Kể từ năm 1945 đến 1955, Bác Hồ đã viết và đăng trên Cứu Quốc khoảng 400 bài, với nhiều bút danh khác nhau.

Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cứu Quốc luôn là tờ báo đi đầu trên mọi mặt trận. Kể  từ khi ra đời cho tới sau này, trực tiếp phụ trách và tham gia viết bài cho báo Cứu Quốc là những nhà cách mạng, nhà báo tên tuổi lừng lẫy của đất nước như Trường Trinh, Xuân Thủy, Lê Quang Đạo, Hồng Hà, Thép Mới, Nguyễn Thành Lê.., cùng với rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức hàng đầu như Tô Hoài, Nam Cao, Xuân Oanh, Trần Đình Thọ…

Sau khi đất nước được thống nhất, đầu năm 1977, báo Giải Phóng hoàn thành sứ mệnh lịch sử, Cứu Quốc hợp nhất với báo Giải phóng, lấy tên là Đại Đoàn kết. Và tuần báo Đại Đoàn Kết, cơ quan Trung ương của Mặt trận tổ quốc Việt Nam hợp nhất từ báo Cứu Quốc và báo Giải phóng xuất bản số đầu tiên ngày 6-2-1977.

Tiếp nối truyền thống hết sức vẻ vang của 2 tờ báo Cứu Quốc và Giải Phóng, báo Đại Đoàn Kết trong những năm qua đã nỗ lực không ngừng. Đại Đoàn Kết vẫn là tờ báo gắn bó sâu sắc với nhân dân, với khối đại đoàn kết toàn dân tộc , đồng hành cùng sự nghiệp Cách mạng, đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước. Đại Đoàn kết là nơi tập hợp và chuyển tải những ý kiến tham vấn, phản biện về các vấn đề lớn của đất nước.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.