Lo ngại “quyền im lặng” bị lạm dụng

ĐB Đỗ Văn Đương lo ngại quyền im lặng bị lợi dụng
ĐB Đỗ Văn Đương lo ngại quyền im lặng bị lợi dụng
TPO - Nêu ra hàng loạt vụ thảm sát trong thời gian qua, Đại biểu (ĐB) Quốc hội Đỗ Văn Đương (TPHCM) cho rằng, nếu quy định quyền im lặng sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra.

Ngày 26/8, Hội nghị ĐBQH chuyên trách cho ý kiến về Bộ Luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Tỏ ra không đồng tình với quy định quyền im lặng, ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) dẫn dụ hàng loạt vụ thảm sát: “Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, nếu có quyền ấy thì đối tượng nói luôn “tôi im lặng cho đến khi có luật sư”. 

Rồi nhiều vụ thảm sát khác ở miền Trung, Tây Nguyên đấy, cứ im lặng hết thì làm sao? Không nói gì hết thì làm sao biết được vũ khí gây án ở đâu? Rồi vụ ở Vũng Tàu, không bắt được nó tiếp tục giết người, rất nguy hiểm”. ĐB Đương nêu quan điểm, đồng thời đề nghị “đừng đưa ra quy định làm bó tay cơ quan tố tụng, như vậy là có lỗi với đất nước, với nhân dân”.

Trước kiến nghị của Viện kiểm sát về việc trong trường hợp không đủ chứng cứ buộc tội nặng hơn thì xử lý theo hướng có lợi cho họ, ĐB Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp tỏ ra không đồng tình. ĐB dẫn dụ, Điều 31 Hiến pháp quy định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

“Trong quá trình xét xử, thấy bản án không đủ chứng cứ cũng phải kết luận không có tội. Vậy trong giai đoạn điều tra thấy không đủ chứng cứ cũng phải trả tự do cho người ta, còn trong giai đoạn truy tố thấy không đủ chứng cứ buộc tội thì cũng phải tuyên người ta vô tội", ĐB Thảo nêu.

Đề nghị cân nhắc về quy định buộc phải ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung ở cơ quan điều tra hay nơi giam giữ, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phản ánh: “Nhiều anh em điều tra nói rằng, nhiều lần họ gặp đối tượng chủ yếu để khuyên giải khai ra sự thật. Vậy ghi âm, ghi hình để làm gì? Biết ghi biên bản thế nào? Chẳng lẽ lại ghi cảm hóa đối tượng?”.

ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) thì cho rằng, ghi âm, ghi hình để đảm bảo minh bạch trong quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can khỏi bị nhục hình, và cũng để bảo vệ cho người hỏi cung không bị vu cáo. ĐB cho hay, nhiều người có liên quan muốn ghi âm, ghi hình nhưng cán bộ điều tra không cho nên nhiều vụ án chứng cứ bị mất đi, không chứng minh được. Theo ông Hùng, quy định phải quy định ghi âm, ghi hình là cần thiết, chứ không phải muốn làm thì làm.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Tuấn

Lấy lời khai còn phải đánh giá xem nó có khách quan ko có đúng sự thật không, nếu không cứ kẻ nào đứng ra nhận ra được à. Người dân phải có trách nhiệm hợp tác với cơ quan tố tụng để làm rõ vụ việc phải nói cho người ta biết những gì mình biết về vụ việc và làm rõ các nghi vấn liên quan đến mình có đúng hay không.

Thích Trả lời

Tuấn kaka

Ông Đương nói vậy thế thì những vụ án oan như vụ ông chấn thì ông giải thích thế nào... điều tra viên phải có trách nhiệm điều tra nhân chứng, vật chứng, chứ không phải cứ dựa vào lời khai của đối tượng là được. Tôi thấy quyền im lặng nên thông qua và được thực hiện ngay...các nước tiên tiến người ta sử dụng từ lâu rồi, bây giờ nước ta mới đưa ra thảo luận, có hơi muộn chăng...

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Điều tra sai phạm tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng

Điều tra sai phạm tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng

TPO - Chiều 7/7, tại buổi họp báo của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ do Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chuyển giao liên quan đến các sai phạm trong lĩnh vực kinh doanh vàng và phòng chống rửa tiền để điều tra tiến hành xác minh, làm rõ, theo quy định.
Sai phạm tại Dự án BV Bạch Mai- Việt Đức cơ sở 2: Khởi tố nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án y tế trọng điểm Bộ Y tế

Sai phạm tại Dự án BV Bạch Mai- Việt Đức cơ sở 2: Khởi tố nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án y tế trọng điểm Bộ Y tế

TPO - Ngày 7/7, tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục C03, Bộ Công an) cho biết, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 đồng thời khởi tố 5 bị can, trong đó có cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án và các đơn vị tư vấn, thi công.
Cựu Phó Chủ tịch ngân hàng và nhà sáng lập Bamboo Capital bị khởi tố

Cựu Phó Chủ tịch ngân hàng và nhà sáng lập Bamboo Capital bị khởi tố

TPO - Ngày 7/7, tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục C03 (Bộ Công an) cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố ông Đỗ Anh Tú - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS) và ông Hồ Nam, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Bamboo Capital (BCG).
Bộ Công an tiếp tục làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Bộ Công an tiếp tục làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

TPO - Chiều 7/7, tại cuộc họp báo Bộ Công an, đại diện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05) cho biết, cơ quan đang tiếp tục phối hợp với công an các địa phương để làm rõ động cơ, mục đích của việc phát tán thông tin và hình ảnh tố cáo Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh trên mạng xã hội.
Chủ tịch nước Lương Cường: Không để bỏ trống, điểm mù, vùng lõm địa bàn tội phạm

Chủ tịch nước Lương Cường: Không để bỏ trống, điểm mù, vùng lõm địa bàn tội phạm

TPO - Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu, lực lượng Công an bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong điều kiện thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp; không để việc kiện toàn bộ máy ảnh hưởng đến công tác quản lý xã hội, phục vụ cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân; tuyệt đối "không để ngắt quãng, gián đoạn công việc, không để bỏ trống, điểm mù, vùng lõm địa bàn tội phạm".