Mọi việc làm của công chức phải công khai, minh bạch

Mọi việc làm của công chức phải công khai, minh bạch
Sáng 16/5, ngay bên lề buổi khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, Thủ tướng Phan Văn Khải đã trao đổi với các phóng viên báo chí về môi trường kinh doanh và công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta.

Xin Thủ tướng cho biết môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam còn có gì vướng mắc ?

Thủ tướng Phan Văn Khải: Ở nước ta, luật pháp đầy đủ, chính sách cũng đầy đủ, nhưng việc tổ chức thực hiện ở phía dưới còn có trở ngại. Bộ máy hành chính của ta chưa tốt, công chức chưa làm đầy đủ trách nhiệm. Vẫn còn hiện tượng gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Mặc dù bộ máy hành chính của chúng ta so với trước đã tiến bộ hơn nhiều, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải tiếp tục giải quyết.

Thủ tướng đề cử một Phó thủ tướng thay mình

Thủ tướng đề cử ai là người thay thế mình?

Đương nhiên là có. Ông ấy làm việc với tôi nhiều năm, đã được tập sự, đào tạo và cũng nhiều năm làm Phó thủ tướng rồi. Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị nhưng Quốc hội phải phê chuẩn.

Còn danh sách các Bộ trưởng thay thế ở một số bộ thì sao, thưa Thủ tướng?

Theo luật, Thủ tướng mới sẽ đề nghị. Đương nhiên Thủ tướng cũ cũng có bàn bạc, trao đổi. Nhân sự cấp cao thì không phải Thủ tướng quyết định mà phải Bộ Chính trị, rồi TƯ Đảng. Các chức danh mà BCH TƯ quyết định là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng, còn Bộ trưởng thì TƯ tham gia góp ý kiến.

Thủ tướng tiên đoán thế nào về khả năng Quốc hội thông qua nhân sự mà Chính phủ đã dự kiến?

Chính phủ đã có dự kiến và tôi nghĩ rằng Quốc hội sẽ chấp thuận. Tôi đã hơn bảy mươi tuổi rồi thì nên nghỉ để thế hệ trẻ hơn làm. Ở VN, lãnh đạo nghỉ không có đảo lộn, chúng ta đã có sự chuẩn bị, ít nhất là 7-8 năm rồi.

Vnexpress

Các lĩnh vực như thuế, hải quan cũng đã có nhiều tiến bộ, nhưng chưa phải là thật thông suốt, còn có những dự án phải làm thủ tục mất một năm, thậm chí hai năm, như vậy là không kịp thời, để mất thời cơ.

Người dân bức xúc trước việc chúng ta chưa thật mạnh tay trong việc chống tham nhũng, lãng phí. Thủ tướng có ý kiến gì về việc này ?

Người dân bức xúc về tham nhũng, thất thoát tài sản, đó là bức xúc chính đáng. Như Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa trình bày trước Quốc hội sáng nay, muốn phòng, chống tham nhũng thì trước hết phải làm tốt việc phòng. Ở các nước luật lệ của họ đầy đủ, trách nhiệm công chức rất rõ ràng, công chức có muốn tham nhũng cũng khó và không tham nhũng được.

Nếu chúng ta làm được như vậy, mới đẩy lùi được tham nhũng. Qua thực tế, phát hiện được vụ nào là chúng ta làm quyết liệt vụ đó, không bao che và cũng không bệnh vực ai. Muốn phòng tham nhũng, mọi việc làm của công chức nhà nước phải công khai, minh bạch.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương sẽ vận hành theo cơ chế nào thưa Thủ tướng?

Theo Luật phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng sẽ là người chịu trách nhiệm, là Trưởng Ban phòng, chống tham nhũng. Sắp tới, nếu Quốc hội cho phép sẽ có một Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng và có một Ban chỉ đạo của phòng, chống tham nhũng của cả Đảng và Nhà nước; trong đó sẽ có đại diện của Đảng, Quốc hội và của các cơ quan tư pháp như: Viện kiểm sát, Toà án, Công an, Thanh tra, Ban nội chính Trung ương, Ban tổ chức Trung ương, Ủy ban kiểm tra.

Đây là Ban chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác này. Tôi tin tưởng, sau khi có Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, việc phòng, chống tham nhũng sẽ tốt hơn.

Xin cảm ơn Thủ tướng !

TTXVN

MỚI - NÓNG