Phát hiện nhiều cơ sở “tẩm” hoá chất cho thức ăn chăn nuôi

Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với C49, phát hiện còn 43,5 tấn hoá chất công nghiệp dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản.
Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp với C49, phát hiện còn 43,5 tấn hoá chất công nghiệp dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản.
TPO - Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 6/8 cơ sở dùng hoá chất công nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là những chất nguy hại nhập khẩu từ Trung Quốc, chứa nhiều kim loại nặng, có thể tồn dư trên thực phẩm, gây ung thư.

Thông tin trên, được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) trao đổi với Tiền Phong, tại hội thảo “Nông nghiệp an toàn: Giải pháp thúc đẩy thực thi trách nhiệm trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp” sáng 15/7.

Ông Dũng cho biết, thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6, Thanh tra Bộ phối hợp với Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), kiểm tra, phát hiện 6/8 cơ sở sản xuất TACN ở phía Nam dùng hóa chất công nghiệp trong sản xuất cám. Trong đó, có cả những cơ sở công suất sản xuất cám tới 15 nghìn tấn/tháng tán (hoá chất công nghiệp chỉ sử dụng trên một số mã hàng).

Các sơ sở vi phạm nằm ở TPHCM, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương…Đoàn thanh tra đã phát hiện 43,5 tấn hóa chất công nghiệp trong kho của các cơ sở sản xuất thức ăn và yêu cầu đình chỉ sử dụng các loại nguyên liệu trên.

Đồng thời,  Đoàn thanh tra đã xử phạt vi phạm chính các cơ sở vi phạm gần 580 triệu đồng, thông báo với Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các địa phương thanh, kiểm tra về vấn đề trên. Hiện , hồ sơ các vụ việc trên đã chuyển cho cơ quan công an, tiếp tục giám sát, mở rộng điều tra nếu cần thiết.

Theo ông Dũng, trên bao bì chứa các hoá chất này đều ghi chỉ sử dụng sản xuất công nghiệp bằng tiếng Anh, hoặc có nhãn phụ tiếng Việt đều, nói rõ chỉ sử dụng trong sản xuất công nghiệp. Hầu hết các loại hoá chất công nghiệp trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, các cơ sở khai báo là dùng các hoá chất công nghiệp trên là “hàng chuẩn” và “giải thích lòng vòng” là để “bổ sung khoáng”  cho thức ăn vật nuôi trên cạn và thuỷ sản. Thậm chí trong thủy sản còn sử loại hoá chất trên vãi trực tiếp xuống ao nuôi làm thức ăn bổ sung.

Theo ông Dũng, việc sử dụng các loại hoá chất công nghiệp dùng cho thực phẩm, hoặc thức ăn chăn nuôi là rất nguy hiểm. “Các chất này chứa nhiều kim loại nặng như Asen, Cadimi, chì, thuỷ ngân… là những chất có thể gây tồn dư trên sản phẩm động vật, từ đó, người tiêu dùng ăn vào, tích tụ, là một là trong những nguyên nhân gây ung thư”- ông Dũng nói.

Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, nếu các hoá chất trên, nếu nhập cho sản xuất công nghiệp, phải mất thuế 10%, nhưng nhập cho nông nghiệp là 0%. “Vấn đề là kiểm hóa hải quan. Có chỗ họ lợi dùng lẫn hoá chất vào luồng xanh để trốn tránh kiểm tra”- ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng cho biết, mới đây, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã ký kết một chương trình phối hợp nhằm kiểm soát việc lạm dụng hóa chất công nghiệp trong thực phẩm.

Đại diện Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, do chưa áp dụng Bộ Luật Hình sự sửa đổi, nên cơ sở vi phạm chỉ phạt ở mức 35 triệu đồng, vì các loại hoá chất công nghiệp trên chưa phải là diện chất cấm (chất cấm sẽ bị phạt 140-200 triệu đồng).

“Đáng tiếc Bộ Luật hình sự sửa đổi, có đưa nội dung xử lý hình sự về vấn đề chất cấm và an toàn thực phẩm trong đó đã hoãn thi hành, nên vấn đề xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Do vậy, về lâu dài, cần đưa các hóa chất công nghiệp vào danh sách hoá chất cấm sử dụng trên thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Theo Bộ Luật hình sự sửa đổi (nếu áp dụng), mức phạt với hành vi dùng hóa chất công nghiệp đưa vào thực phẩm giống như chất cấm, bị phạt 50-200 triệu đồng. Tuy mức độ nặng nhẹ, có thể phạt đến hàng tỷ đồng, đồng xử lý có xử phạt tù 1-5 năm, thậm chí 20 năm tù. Cùng đó, sẽ cấm hành nghề trong thời gian nhất định, thậm chí cấm hoàn toàn.

MỚI - NÓNG