Phó Thủ tướng: “Hành động ngay” trước hội nhập và biến đổi khí hậu

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Hòa Hội.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Hòa Hội.
TPO - “Phải chủ động hội nhập quốc tế và thích ứng biến đổi khí hậu để phát triển bền vững nên phải hành động ngay…”. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu như vậy tại hội nghị “ĐBSCL – Chủ động hội nhập và phát triển”, diễn ra tại Hậu Giang vào sáng 12/7. , với sự tham dự của gần 400 đại biểu đến từ các quốc gia, bộ ngành Trung ương, địa phương và doanh nghiệp.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, vào sân chơi hội nhập quốc tế (TPP, FTA) ngành nông nghiệp chịu tác động mạnh, nhất là chăn nuôi. Vì thế, vấn đề tìm đầu ra cho các mặt hàng này ra thế giới là rất quan trọng. Còn ở ĐBSCL mặt hàng chủ lực là lúa gạo, thủy sản và trái cây cũng đối mặt với nhiều thách thức.

Phó thủ tướng cho biết, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm hàng chục nghìn người dân ở ĐBSCL bị ảnh hưởng sinh kế và thiệt hại hơn 5.000 tỷ đồng. Trước xu thế hội nhập và biến đổi khí hậu gay gắt. Phó thủ tướng yêu cầu Bộ KH&ĐT rà soát, quy hoạch thủy lợi cho vùng trên cơ sở quan điểm và cách tiếp cận thông qua các kịch bản cho ĐBSCL như: liên kết vùng, kết cấu hạ tầng. Đồng thời, kết nối chuỗi giá trị sản phẩm.

“Chủ động hội nhập quốc tế và thích ứng biến đổi khí hậu đòi hỏi có giải pháp mang tính tổng thể, chiến lược rõ ràng và phải hành động ngay, không chậm trễ nhất là các phải pháp cấp bách”-Phó thủ tướng nói.

Theo Phó thủ tướng, “hành động ngay” đã thể hiện qua việc nhà nước đã ký kết với Ngân hàng Thế giới khoản vay 650 triệu USD để hỗ trợ 2 dự án phát triển đô thị và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm sinh kế bền vững tại ĐBSCL. Trong đó, 250 triệu USD dành cho dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị nhằm giảm nhẹ rủi ro lũ lụt, cải thiện kết nối giao thông giữa khu vực trung tâm với các khu đô thị mới. Khoản tiền còn lại, WB hỗ trợ xây dựng năng lực chống chịu với khí hậu và bảo đảm sinh kế bền vững cho 1,2 triệu dân sinh sống tại 9 tỉnh ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.

Phó Thủ tướng: “Hành động ngay” trước hội nhập và biến đổi khí hậu ảnh 1

Công nhân đang chế biến tôm Ảnh: Nguyệt Nga.

GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ nói rằng, bây giờ phải thay đổi tư duy sản xuất từ lão nông tri điền thành thanh nông tri điền là nắm bắt kỹ thuật công nghệ cao sản xuất theo GAP để giảm giá thành. Theo đó, hệ thống nông nghiệp bắt đầu từ thị trường, siêu thị, nhà hàng khách sạn xem họ cần gì thì các doanh nghiệp mới tính toán nhu cầu trong nước, ngoài nước rồi mới tổ chức sản xuất.  Muốn làm thế, khuyến khích nông dân nâng cao trình độ, tập huấn kỹ thuật để sản xuất đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. 

“Những nước tiến bộ họ đi đến công nghệ xanh còn chúng ta loay hoay đa dạng hóa. Bây giờ, không còn cách nào khác phải tiến tới nghiên cứu kỹ thuật xanh, sản phẩm không hại môi trường”-GS Xuân nói.

Theo GS Xuân, không những doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng xuất nhập khẩu phải chịu sức ép của hàng hóa nước ngoài mà ngay tại thị trường trong nước cũng chịu sự cạnh tranh không kém của các mặt hàng này. Vì thế, nếu công tác chuẩn bị không tốt, một số ngành kinh tế của chúng ta sẽ bị “chết yểu” trước sức tấn công của hàng hóa ngoại nhập trên sân nhà.

Cũng theo GS Xuân, để hội nhập, về phần mình, người nông dân phải đổi mới tư duy, đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp trong khuôn khổ phát triển nông thôn mới. Đặc biệt, muốn đứng vững thì nông dân phải liên kết thích nghi với hệ thống sản xuất hiện đại, giảm chi phí và hạ giá thành thông qua vai trò tổ chức của nhà nước.

Năm 2015, Việt Nam  ký kết hiệp nhiều hiệp định như TPP, FTA  với EU, Hàn Quốc… đã mở ra nhiều cơ hội lẫn không ít thách thức. Cụ thể, 90% hàng hóa xuất sang EU sẽ hưởng thuế suất 0%, xuất khẩu sẽ tăng trưởng 30 – 40%, nhập khẩu tăng 20 – 25%; các mặt hàng hưởng lợi nhiều nhất là nông sản, thủy sản, giày dép và dệt may.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.