Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc, miền núi

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc, miền núi
TP - Sáng 27/5, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc, miền núi.

Ông Hoàng Xuân Lương, Giám đốc Trung tâm cho biết, hiện hệ thống chính sách dành cho vùng dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số còn một số bất cập, hạn chế nên có hiện tượng người dân thụ động ngồi chờ chính sách, không phát huy nội lực, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, mai một bản sắc văn hóa…Xuất phát từ thực tế này, Trung tâm tập trung vào những mục tiêu lớn như, kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước trong việc phát huy yếu tố tộc người, quyền con người trong xây dựng và thực hiện các chính sách; góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người dân ở vùng dân tộc thiểu số…

 “Trong năm 2016 – 2017, Trung tâm tập trung vào các hoạt động như khảo sát toàn diện tình hình đất sản xuất, chuyển đổi nghề của vùng dân tộc miền núi, chú trọng ba vùng Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc; phối hợp với một số tổ chức quốc tế, nghiên cứu bảo hộ, bảo tồn văn hóa của một số tộc người; tổ chức hội thảo về việc làm cho thanh niên khuyết tật vùng dân tộc miền núi, nghiên cứu mối quan hệ qua biên giới của một số tộc người, thực hiện một số hoạt động dịch vụ, khoa học khác theo sự phối hợp của các cơ quan tổ chức”, ông Lương nói.

Ông Hà Hùng, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban dân tộc cho biết, việc thành lập Trung tâm sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong việc hoạch định chủ trương, chính sách cho vùng dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số. “Ủy ban dân tộc sẽ  phối hợp, đồng hành với Trung tâm để cùng thực hiện nhiệm vụ, tiếp tục tham mưu cho Chính phủ có nhiều cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần vào sự bình đẳng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ cùng phát triển, đặc biệt, đảm bảo quyền con người của người dân tộc thiểu số Việt Nam”, ông
Hùng nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.