Ra 'tối hậu thư' cho nhà nổi, du thuyền hồ Tây

Các doanh nghiệp phải tự di dời phương tiện trước ngày 20/2
Các doanh nghiệp phải tự di dời phương tiện trước ngày 20/2
TPO - Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, ngày 16/2, UBND phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) đã làm việc với đại diện các doanh nghiệp kinh doanh tại bến thủy hồ Tây thông báo quyết định xử phạt hành chính, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện di dời trước ngày 20/2.

Chủ trì cuộc họp, ông Vũ Bá Đông - Phó Chủ tịch UBND phường Thụy Khuê yêu cầu các doanh nghiệp dừng mọi hoạt động kinh doanh, tự động tháo dỡ cầu dẫn, sàn cứng trước ngày 20/2. Quá thời hạn trên, nếu doanh nghiệp không nghiêm túc di dời, UBND phường sẽ có báo cáo UBND quận Tây Hồ lập phương án tổ chức cưỡng chế.

Đại diện một số đơn vị kinh doanh dịch vụ trên hồ Tây khẳng định sẵn sàng chấp hành chủ trương của thành phố Hà Nội cũng như UBND phường Thụy Khuê. Tuy nhiên, doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ phần nào chi phí đã đầu tư vào du thuyền, nhà nổi. Một số doanh nghiệp mong muốn có một vị trí khác để lưu giữ tàu thuyền trong khi chờ bước xử lý tiếp theo...

Ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp, tuy nhiên,  UBND phường Thụy Khuê tái khẳng định, hiện chính quyền xử lý vi phạm chứ không phải giải phóng mặt bằng nên sẽ không có việc bồi thường để doanh nghiệp di dời.

Theo thống kê, quận Tây Hồ hiện có 13 đơn vị kinh doanh, hoạt động tại khu vực hồ Tây. Phương tiện thủy hoạt động trên hồ Tây gồm nhiều chủng loại, kích thước đa dạng với: 8 tàu du lịch, một tàu thể thao; 13 xuồng máy (cano); 10 thuyền chèo tay; 115 vịt đạp nước; 3 bến đợi, 4 nhà nổi, 9 sàn nổi, phao nổi; 16 cầu dẫn, sàn cứng (không có thiết kế, đăng kiểm).

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Ban quản lý hồ Tây cho biết, kết quả kiểm tra của đoàn liên ngành đối với giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của tất cả các công trình từ số 2 đến số 10 Nguyễn Đình Thi đều hết hạn, giấy đăng kiểm của một số phương tiện cũng hết hạn từ lâu.

Trước đó, thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Tây Hồ trong quý I/2017, chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi quản lý hồ Tây.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.