Sao không có điển hình về chống tham nhũng, tiêu cực?

Ông Phạm Thế Duyệt bày tỏ sự băn khoăn khi nhiều vụ việc bức xúc nhưng không ai đứng ra giám sát, phản biện. (ảnh TC)
Ông Phạm Thế Duyệt bày tỏ sự băn khoăn khi nhiều vụ việc bức xúc nhưng không ai đứng ra giám sát, phản biện. (ảnh TC)
TPO - Ông Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam bày tỏ sự băn khoăn khi vừa qua xảy ra nhiều vụ việc bức xúc nhưng không thấy tổ chức nào đứng ra giám sát, phản biện. Bên cạnh đó, mấy năm qua cũng không thấy có  tiếng nói điển hình nào trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.  

Sáng 14/4, Ban Thường trực UB T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị “Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên trách UB MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện trong giai đoạn hiện nay”.

Theo ông Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam, ngay từ năm 1986, Đảng đã đặt vấn đề đổi mới bộ máy một cách đồng bộ. Đảng cũng đã quyết định sáp nhập nhiều cơ quan đơn vị vào với nhau như Ban Khoa giáo về Ban Tuyên giáo…

Tuy nhiên, ông Duyệt cho rằng, bộ máy hiện vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo, cần tiếp tục đổi mới để sắp xếp cho tinh gọn. “Việc sắp xếp này cũng cần phải được thực hiện một cách thận trọng, chặt chẽ, có nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ”, ông Duyệt nói.

Ông Duyệt cũng thẳng thắn đặt vấn đề: khi trung ương, tỉnh chưa thay đổi thì việc thay đổi ở cấp huyện có giải quyết được vấn đề gì không?

Một vấn đề cũng được ông Duyệt nêu ra là hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội hiện nay, nhất là việc giám sát, phản biện “Bao nhiêu vụ việc bức xúc nhưng không thấy ai đứng ra giám sát, phản biện? Cả đại hội thi đua yêu nước 5 năm vừa qua, không thấy có tiếng nói điển hình nào trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”, ông Duyệt băn khoăn nêu câu hỏi.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, trong hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội hiện nay còn nhiều hình thức, trùng lắp, hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, do đội ngũ biên chế còn thiếu nên gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết công việc.

Bà Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch UB T.Ư MTTQ huyện Cát Hải (Hải Phòng) dẫn chứng, MTTQ huyện có 3 người, trong đó có 2 cán bộ và một nhân viên. Tuy nhiên, nhiều công việc quan trọng đòi hỏi phải có sự tham gia của MTTQ nên "phải đi họp suốt ngày".

“Trung bình một tháng, ít nhất MTTQ huyện phải tham gia 17 cuộc họp. Thành thử có một người chỉ có nhiệm vụ đi họp, còn hai người thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền, vận động”, bà Hương nói.

 Tuy nhiên, theo bà Hương, nếu thực hiện mô hình sáp nhập các tổ chức chính trị xã hội do MTTQ chủ trì ở cấp huyện thì cấp trung ương, cấp thành phố cũng phải thực hiện theo để có sự thống nhất về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Còn nếu không sáp nhập thì cần phải quan tâm tổ chức bộ máy biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc.

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).