Sẽ có thi hành án tư nhân ?

Sẽ có thi hành án tư nhân ?
TP - Hiện nay Bộ Chính trị đã có chỉ đạo nghiên cứu để thành lập ra một tổ chức gọi là thừa phát lại, mà trước mắt là nghiên cứu có thể thí điểm ở TP HCM. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, đang nghiên cứu mô hình xã hội hóa công tác thi hành án.

>> Công chứng tư nhân và Nhà nước đều bình đẳng

Sẽ có thi hành án tư nhân ? ảnh 1
Bộ trưởng Tư pháp  Hà Hùng Cường

Ngày 3/11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Bên lề phiên thảo luận, báo chí đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Thưa bộ trưởng, hiện tại khối lượng tang vật có giá trị trong các vụ án để rải rác khắp nơi, nếu không được bảo quản sẽ hư hỏng, xuống cấp, vậy chúng ta cần phải có biện pháp nào để bảo quản, tránh thất thoát?

Các vật chứng trong các vụ án, khâu điều tra thu giữ sẽ đưa vào các kho lưu giữ do thi hành án quản lý. Tôi được biết, năm 2006 mới được thực hiện, năm 2007 mới triển khai thí điểm, cho xây dựng 10 kho bảo quản tang vật cấp tỉnh và 13 kho tang vật cấp huyện.

Những kho bảo quản này phải đạt được các tiêu chuẩn về bảo vệ nguyên trạng, an toàn các tang vật, vật chứng của vụ án bắt đầu từ khâu điều tra. Các kho này sẽ do cơ quan thi hành án quản lý.

Tuy nhiên, có khó khăn là nhiều vụ án lớn nằm ở TP HCM và Hà Nội, vì vậy có rất nhiều tang vật liên quan đến vụ án, chỉ riêng việc tìm địa điểm xây dựng kho tang vật cho hai địa phương này cũng rất khó khăn.

Song, dù thế nào cũng vẫn phải làm vì nếu không có kho đạt tiêu chuẩn dễ dẫn đến việc như ở Lai Châu vừa rồi, có cán bộ thi hành án lợi dụng sự sơ hở của kho bảo quản đã ăn trộm cả ma túy trong kho vật chứng.

Hoặc như mới đây ở Thanh Hóa, các cơ quan pháp luật đang nghi ngờ một nhóm tội phạm định đốt kho vật chứng nhằm phi tang vật chứng trong một vụ án ma túy.

Thưa Bộ trưởng, theo báo cáo của Bộ Tư pháp thì công tác thi hành án dân sự còn tồn đọng nhiều, nguyên nhân vì sao?

Nếu không nói đến nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan vẫn là vấn đề tổ chức, công tác cán bộ. Riêng thi hành án dân sự, quy định pháp luật hiện hành là tương đối tốt, nhưng tổ chức bộ máy chưa đúng tầm. Tới đây, đang tính toán có thể, thứ nhất là xã hội hoá, thứ hai là quản lý thống nhất chặt chẽ, còn nếu phân cấp cho địa phương thì phân cấp hẳn luôn.

Việc xã hội hóa công tác thi hành án liệu có phải như mô hình các Cty đòi nợ thuê không, thưa Bộ trưởng?

Hiện nay Bộ Chính trị đã có chỉ đạo nghiên cứu để có thể thành lập ra một tổ chức gọi là tổ chức thừa phát lại, mà trước mắt là nghiên cứu có thể thí điểm ở TP HCM, vì TP HCM cho đến năm 1975 vẫn còn tồn tại tổ chức thừa phát lại và tổ chức đó hoạt động có hiệu quả...

Vì vậy, chúng tôi cũng đang nghiên cứu mô hình xã hội hóa như thế nào để hoạt động cho hiệu quả, khi thảo luận trên hội trường, có đại biểu QH đã nói rằng, cái gì của Nhà nước, thu cho Nhà nước thì thi hành án của Nhà nước làm, còn cái gì của dân, của doanh nghiệp với nhau thì nên xã hội hóa, đấy cũng là ý kiến đáng chú ý.

Nó không hoàn toàn có nghĩa như Cty đòi nợ, vì đây cũng là trách nhiệm của Nhà nước, là quyết định của Tòa án...

Thưa Bộ trưởng, đã có một số đồng chí có trách nhiệm đề cập đến việc sửa đổi Bộ Luật Hình sự, để tăng cường năng lực phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng?

Hiện nay chưa có định hình chính thức là sửa đổi cái gì, nhưng thấy rằng một số loại tội phạm mới xuất hiện trong cơ chế thị trường, trong sự phát triển của công nghệ, thì cần có sự bổ sung vào.

Có một số loại tội phạm liên quan đến bảo vệ môi trường, thực tế nó xảy ra nghiêm trọng hơn so với những hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự, cũng cần có nghiên cứu bổ sung.

Ngược lại cũng có một loại số loại tội phạm, trong quá trình vừa qua, thấy rằng cũng không nhất thiết phải áp dụng hình phạt tử hình thì cũng có thể giảm áp dụng hình phạt này...

Trong kiến nghị của Chính phủ đối với QH, liên quan đến sửa đổi Bộ Luật Hình sự, làm sao án được tuyên trong một số việc cụ thể vừa nghiêm minh nhưng cũng phải vừa khả thi.

Cảm ơn Bộ trưởng!

Võ Văn Thành ghi

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.