Sợ hãi khi người 'canh gác' tính mạng trăm người ngủ quên

Hậu quả vụ tai nạn thảm khốc tại Bình Định được xác định có nguyên nhân từ việc nhân viên gác chắn ngủ quên.
Hậu quả vụ tai nạn thảm khốc tại Bình Định được xác định có nguyên nhân từ việc nhân viên gác chắn ngủ quên.
TPO - Sự việc ngủ quên của người canh gác phương tiện giao thông công cộng như tàu bay và tàu hoả xảy ra liên tiếp gần đây khiến tính mạng của hàng trăm hành khách bị de dọa. 

Đến nay, sự việc phi công hai chuyến bay đi và đến Sân bay Cát Bi không liên lạc được với không lưu ngày 9/3 được xác định do nhân viên không lưu ngủ quên.

Cụ thể, ngày 9/3, chuyến bay VJ921 Hải Phòng đi Seoul (Hàn Quốc) dự kiến cất cánh lúc 23h45, cơ trưởng liên lạc với đài kiểm soát không lưu Cát Bi 29 lần nhưng bất thành. Đến 23h41, kiểm soát viên không lưu mới hồi đáp.

Cùng lúc đó, chuyến bay VJ292 chặng TP HCM - Hải Phòng dự kiến hạ cánh lúc 23h30. Trong hơn 20 phút, cơ trưởng thiết lập liên lạc với đài kiểm soát không lưu 10 lần mà không có tín hiệu nên buộc phải bay vòng chờ liên lạc tới 23h39.

Theo báo cáo, nữ kiểm soát không lưu Lương Thị Minh Thư được phân công nhiệm vụ trực chính từ 19h tối 9/3 đến 7h30 sáng 10/3. Tuy nhiên, quá trình trực chính, chị Thư đã ngủ quên, không duy trì các kênh liên lạc từ 21h40 đến 23h15 ngày 9/3.

Nhân viên Nguyễn Văn Chanh được phân công trực hiệp đồng, nhưng không có mặt tại vị trí làm việc từ 21h40 ngày 9/3 đến 5h40 ngày 10/3.

Lãnh đạo Cục Hàng không cho hay, các biện pháp đình chỉ công tác, thu hồi giấy phép hành nghề, phạt tiền các nhân viên này là tạm thời. Ngành quản lý điều hành bay lâu nay được coi là ngành đặc thù với các quy định an toàn chặt chẽ theo chuẩn quốc tế, vì vậy, Cục Hàng không đang tìm các kẽ hở trong hệ thống.

Ông Thanh cho hay, trong trường hợp phi công không liên lạc được với không lưu tại sân bay Cát Bi, họ sẽ chuyển kênh liên lạc với không lưu phụ trách đường dài hoặc không lưu các khu vực lân cận như Nội Bài.

“Việc máy bay bay chờ dẫn đến hết xăng là một giả thuyết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, phi công có trách nhiệm tính toán để đủ nhiên liệu bay về sân bay dự phòng, nhất là sân bay Hà Nội và Hải Phòng không xa nhau” – ông Thanh nói.

Cũng liên quan đến giấc ngủ của nhân viên đảm bảo an toàn giao thông tại nước ta, khoảng 9 giờ 30 phút ngày 18/3, tàu khách SQN4 trên hành trình từ TP HCM đi Ga Diêu Trì (Bình Định), khi qua xã Canh Vinh, huyện Vân Canh đã tông vào ô tô tải chở gỗ dăm băng qua đường ngang.

Sau cú va chạm mạnh, tài xế ô tô tải Tăng Xuân Minh (56 tuổi, ngụ TP Quy Nhơn) và một phụ xe tử vong, xe tải biến dạng, gần như bị cắt làm đôi.

Cơ quan chức năng bước đầu làm rõ, thời điểm xảy ra tai nạn, ông Đinh Văn Hóa, nhân viên Công ty CP Đường sắt Phú Khánh ngủ quên, không kéo gác chắn tàu.

Hàng không thế giới đã ghi nhận những vụ tai nạn liên quan đến việc cạn nhiên liệu tàu bay. Cuối năm 2016, phi công trên máy bay chở hơn 80 người, bao gồm thành viên một câu lạc bộ bóng đá Brazil, báo cáo với đài không lưu Colombia mặt đất trong hoảng loạn về việc máy bay hết xăng. Sau đó, tai nạn thảm khốc đã xảy ra.
MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.