Sửa đổi quy chế làm việc của Chính phủ: Không đẩy việc lên Thủ tướng

Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP, dự thảo quy định rõ trách nhiệm chính trị đối với những trường hợp không thực hiện nghiêm túc các quy định, nhất là khâu lấy ý kiến.
Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP, dự thảo quy định rõ trách nhiệm chính trị đối với những trường hợp không thực hiện nghiêm túc các quy định, nhất là khâu lấy ý kiến.
TP - Ngày 11/8, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Chính phủ. Theo đó, dự thảo bổ sung các quy định để đề cao trách nhiệm cá nhân và yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành không được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ hoặc cho các cơ quan khác.

Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, bước vào nhiệm kỳ mới của Chính phủ (nhiệm kỳ 2016 - 2021), trước những yêu cầu và phương châm hành động mới của Chính phủ, việc sửa đổi bổ sung quy chế làm việc hiện hành để ban hành quy chế làm việc mới là yêu cầu cần thiết.

Về định hướng sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ, ông Dũng cho hay, ngoài việc bảo đảm thống nhất với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ… còn tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, trong đó quy định rõ trách nhiệm chính trị, chế tài xử lý đối với những trường hợp không thực hiện nghiêm túc các quy định của Quy chế, nhất là khâu lấy ý kiến, phối hợp giải quyết công việc có tính chất liên ngành. 

Ông Đinh Dũng Sỹ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (VPCP) cho biết thêm, bản dự thảo đã bổ sung các quy định đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm… 

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao. Các bộ trưởng không được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ hoặc chuyển trách nhiệm cho bộ, cơ quan khác…

Không được im lặng

Góp ý vào dự thảo, ông Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp bày tỏ sự băn khoăn với quy định: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời bằng văn bản thì được coi là đồng ý với nội dung xin ý kiến. 

Theo ông Liên, im lặng là đồng ý chỉ được áp dụng trong luật dân sự, lĩnh vực tư, còn trong hành chính nhà nước pháp quyền không thực hiện, không trả lời là vi phạm kỷ cương hành chính nên quy định trên không phù hợp.

Đối với việc xây dựng pháp luật, ông Liên đề nghị cần có những quy định thống nhất hơn trong thành viên Chính phủ. Thực tế, có trường hợp khi họp lấy ý kiến thì các bộ cử chuyên viên đi. Khi gửi văn bản thì đa số là thứ trưởng ký. Tuy nhiên, khi ra họp Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì bộ trưởng lại nói khác so với văn bản mà bộ đã góp ý. 

Điều này dẫn đến tình trạng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội nói là “ngay trong Chính phủ cũng không thống nhất ý kiến thì sao lại trình ra đây. Đề nghị Chính phủ về thống nhất đã rồi hãy trình”. 

“Tôi nghĩ, khi đã thống nhất trong Chính phủ rồi, khi đưa ra Quốc hội thì các thành viên Chính phủ cùng một con thuyền phải nói ý kiến chung, thống nhất, chứ không được phép nói khác”, ông Liên nói. Ông Liên cũng đề nghị nghiên cứu, nên chăng mỗi bộ có một thứ trưởng phụ trách về thể chế.

Theo ông Mai Tiến Dũng, cần hạn chế tối đa đưa ra các vấn đề mà bộ ngành chưa thống nhất. Vì khi còn nhiều ý kiến khác nhau thì văn bản chuyển đi, đẩy lại rất nhiều lần, mất thời gian. Đối với công tác cán bộ, ông Dũng cũng lưu ý, dù bộ trưởng có thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh từ tổng cục trưởng nhưng trước khi thực hiện cần phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.