Sức bật từ liên kết vùng

Một số gian hàng từ các tỉnh Đông Nam Bộ tham gia triển lãm tại diễn đàn
Một số gian hàng từ các tỉnh Đông Nam Bộ tham gia triển lãm tại diễn đàn
TPO - Chưa bao giờ câu chuyện liên kết vùng lại “nóng” như lúc này, và chỉ có liên kết vùng mới tạo ra sức bật cho sự phát triển của cả vùng kinh tế Đông Nam Bộ (ĐNB).

Đây cũng là nội dung chính của diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ 2017 với chủ đề “Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở liên kết vùng” do Ban Kinh tế Trung ương, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các tỉnh miền ĐNB tổ chức tại TPHCM, chiều ngày 26/9.

Thời gian qua, câu chuyện tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và đổi mới sáng tạo luôn là những vấn đề được Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Đánh giá về điều này, ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho biết: “Tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng đã khác giai đoạn 2011-2015. Theo đó, tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế trong cả ngắn, trung hạn và dài hạn, bao hàm hoạch định kế hoạch xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển. Đó cũng là kế hoạch xây dựng và phát triển đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng khu vực, vùng kinh tế, gắn cùng dịch chuyển sản xuất hướng đến hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn, phát huy được thế mạnh của từng khu vực, vùng kinh tế một cách hợp lý và bền vững hơn”.

Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, ĐNB là vùng kinh tế năng động nhất cả nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm gần 60% cả nước. Tính theo độ mở cửa kinh tế, đo bằng tỷ trọng xuất khẩu trên GDP, vùng có chỉ số mở cửa đạt gần 110% trong khi cả nước chỉ 70%. Tới thời điểm hiện tại, toàn vùng có 12.000 dự án với tổng vốn hơn 145 tỷ USD. Dự kiến, trong giai đoạn 2016- 2020, tổng vốn đăng ký đầu tư FDI vào vùng đạt gần 60 tỷ USD, chiếm hơn 50% đầu tư nước ngoài của cả nước.

Hiện, các cơ quan chức năng đang hoàn thiện các quy hoạch chuyên ngành cho không gian phát triển kinh tế – xã hội, nhất là quy hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; quan tâm làm tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển đô thị. Tuy vậy, việc tận dụng thế mạnh của từng địa phương, qua đó gắn kết các nền kinh tế thành không gian kinh tế thống nhất nhằm phát huy lợi thế vùng vẫn còn khá lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết dẫn đến việc khai thác kinh tế vùng ĐNB vẫn còn thiếu hiệu quả.

PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói thẳng, cơ chế phân cấp, phân quyền vùng ĐNB hiện đang không hợp lý. TPHCM - trung tâm phát triển vùng, dù có đủ thế và lực vẫn không thể tiến vượt lên, không thể lan tỏa phát triển. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng chia cắt, cục bộ địa phương - vùng: xung đột lợi ích, khó phối hợp, không liên kết.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, việc liên kết vùng đã được ĐNB đặt ra hàng chục năm nay nhưng thực tế, liên kết vùng hiện nay rất hạn chế. Liên kết vùng cần nương theo các quy luật của thị trường, phải dựa theo các dòng chảy của thị trường, chứ không chỉ đơn thuần mang tính chính trị. Nếu xóa bỏ được xu hướng biến địa giới hành chính thành địa giới kinh tế thì sẽ “cởi trói” cho liên kết vùng.

Ông Võ Tân Thành - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TPHCM cho rằng, tăng cường liên kết vùng để phát triển kinh tế vùng trong giai đoạn tới là định hướng đã được Chính phủ đặt ra. Các địa phương, các bộ, ban, ngành, các chuyên gia kinh tế đều nhận thức sự cần thiết phải phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam. Tuy nhiên thực tế là liên kết vùng và phát triển kinh tế vùng ở nước ta còn rất yếu, hầu như chưa thực hiện được

Sức bật từ liên kết vùng ảnh 1

Theo ông Tomaso Andreatta - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam - Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng Xanh EuroCham, Việt Nam có rất nhiều điểm du lịch đẹp nhưng lại không có quỹ để cạnh tranh với các nước trong khu vực. Nếu như chỉ cần thu hút một vài USD từ một du khách thì chúng ta đã thêm đóng góp cho nền kinh tế nước nhà.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Trong thời gian tới, TP HCM sẽ được đề xuất làm chủ tịch hội đồng vùng, sẽ đóng vai trò dẫn dắt và không có sự lựa chọn nào tốt hơn. TPHCM như là con sếu đầu đàn và các tỉnh thành khác sẽ là những con sếu trong đàn sếu đó. Chính sự phát triển của TP HCM sẽ tạo nên trung tâm lan tỏa trong khu vực.

Theo tôi, phương châm quan trọng trong phát triển kinh tế vùng chính là cùng thắng. Mà muốn cùng thắng thì phải xử lý được mối quan hệ giữa trung tâm và vệ tinh; Giữa việc hội tụ và lan tỏa trong sự phát triển của khu vực”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.