Tài nguyên không thể 'chảy máu' mãi

Nhiều mỏ than ở Quảng Ninh đã khai thác với độ sâu nhiều hơn so với dự kiến nhưng chưa thấy than. Ảnh: T.L
Nhiều mỏ than ở Quảng Ninh đã khai thác với độ sâu nhiều hơn so với dự kiến nhưng chưa thấy than. Ảnh: T.L
TP - Các nước mới phát triển đang có chiến lược thu hút khoáng sản (KS) rất mạnh, họ mua về dùng và cả dự trữ với giá rất cao, trong khi chúng ta bán giá rất thấp, bán chưa đủ giá, giá bao cấp...”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung phát biểu thảo luận, sáng qua.
Nhiều mỏ than ở Quảng Ninh đã khai thác với độ sâu nhiều hơn so với dự kiến nhưng chưa thấy than. Ảnh: T.L
Nhiều mỏ than ở Quảng Ninh đã khai thác với độ sâu nhiều hơn so với dự kiến nhưng chưa thấy than. Ảnh: T.L.


Đấu giá quyền khai thác – 5 năm không đấu mỏ nào

ĐB Dung nói, KS là lương thực của công nghiệp, nếu thiếu nó nhiều ngành không thể phát triển. Vì thế, những nước mới phát triển có chiến lược thu hút về khoáng sản rất mạnh, họ mua về dùng và dự trữ.

Trong khi chúng ta khai thác tràn lan, bán giá rẻ, trở thành những nhà cung ứng giá rẻ về KS cho một số nước. Ví dụ than có 2 loại giá, có giá rất bao cấp và mỗi năm chúng ta xuất khẩu khoảng 22 triệu tấn than với giá rẻ nên mặt trận này rất phức tạp, như một trận chiến làm chảy máu nhiều tài nguyên KS của đất nước. Titan cũng là kim loại rất quý, nhưng ta xuất khẩu nửa triệu tấn/ năm với giá cũng rất rẻ, thậm chí có việc xuất lậu ngoài phao số 0. Cần có một chiến lược về khoáng sản 10 năm và tầm nhìn 20 năm để chúng ta xây dựng những chính sách quản lý chặt chẽ.

Về đấu giá quyền khai thác TNKS, Luật hiện hành có quy định nhưng 5 năm qua Chính phủ không hướng dẫn quy chế đấu giá, cho nên không đấu giá được mỏ nào. Trong thời gian đó, ta cấp 3.800 giấy phép và cũng không thu một đồng nào - đó là thất thoát lớn.

Chẳng hạn, một mỏ đá có thể thu được từ 3 – 5 tỷ, một mỏ titan cũng có thể thu được 10 – 20 tỷ. Nhưng theo Dự thảo luật, chỉ có một số khu vực đấu giá. Như vậy, sẽ tồn tại 2 cơ chế: trường hợp đấu giá thì phải nộp tiền, còn nơi cấp giấy phép không đấu giá thì lại là “xin- cho”. Hai cơ chế rất mâu thuẫn, không công bằng giữa các DN; nhà nước thì thất thoát nhiều bởi vì đấu giá sẽ không có nhiều cơ hội, không có nhiều chỗ để đấu giá.

“Ủy ban Kinh tế đề nghị bỏ phí đền bù tài nguyên- môi trường và đưa ra một khoản thu đối với trường hợp giao quyền cấp phép về khai thác và bán khoáng sản. Nếu anh không đấu giá mà cấp phép thì nhà nước phải thu”- ĐB Dung kiến nghị.

ĐB Danh Út (Kiên Giang) lưu ý, việc khai thác KS phải được qui định như thế nào không để nơi khai thác bị tàn phá, ô nhiễm nặng và cơ sở hạ tầng bị xuống cấp như hiện nay. Ngoài ra, cần ngăn chặn việc lợi dụng khai thác KS để lấy tài sản Nhà nước và nhân dân để thu lợi.

“Lời nguyền về tài nguyên”

ĐB Nguyễn Thị Mai (Ninh Thuận) lo ngại: Tình trạng khai thác KS trái phép, xuất thô diễn ra quy mô lớn, lãng phí tài nguyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, gây làm thất thu ngân sách. Có nhiều ví dụ mà các cơ quan truyền thông đã đưa tin bức xúc trong dư luận xã hội như than ở vùng Đông Bắc, titan ở các tỉnh ven biển miền Trung…Và không ít địa phương có tiềm năng KS hy vọng sẽ khá lên, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, nhưng sau khi khai thác các DN chở KS đến nơi khác chế biến, xuất khẩu thô không đóng góp gì nhiều cho địa phương. “Luật phải giải quyết những bức xúc như vậy. Nên chăng, cần bổ sung thêm qui định khai thác khoáng sản phải gắn liền với chế biến sâu”- ĐB Mai kiến nghị.

Tài nguyên không thể 'chảy máu' mãi ảnh 2
“Việc sửa đổi lần này vẫn không hạn chế được những hiện tượng đáng buồn như than đá bán cho nước ngoài đến 2011 với giá rẻ để người ta dự trữ. Nhà nước cần có chính sách thuế thật cao và các chính sách khác thật chặt chẽ đối với việc xuất khẩu khoáng sản thô”- ĐB Nguyễn Thị Mai (Ninh Thuận)
Tài nguyên không thể 'chảy máu' mãi ảnh 3
“Thảo luận về kinh tế - xã hội và đường sắt cao tốc có ĐB nói rằng “Nàng tiên đang ngủ trong rừng chưa thức”, trên lĩnh vực KS tôi cảm thấy rằng nàng tiên đã đến mức có lời kêu: “Anh ơi đừng quậy em nữa, em sắp kiệt sức rồi. Nếu em chết thì mọi người sẽ chết sau em không lâu. Thật vậy, trong 4 năm gần đây địa phương đã cấp khoảng 4.000 giấy phép, khai thác tràn lan, ồ ạt và KS ngày càng cạn kiệt”- ĐB Hà Sơn Nhin (Gia Lai)

Ảnh: Minh Điền 

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.