Thủ tướng: Cho người nghèo cần câu chứ không chỉ cho con cá

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các đại biểu nhắn tin ủng hộ người nghèo. Ảnh: Trường Phong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các đại biểu nhắn tin ủng hộ người nghèo. Ảnh: Trường Phong
TPO - “Trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cần cho người dân cần câu chứ không chỉ cho con cá. Bên cạnh việc giúp đỡ họ thì cần để người nghèo tự vươn lên, thoát nghèo bền vững”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.  

Sáng 15/10, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, cả nước còn 2,3 triệu hộ nghèo và hơn 1,2 triệu hộ cận nghèo. 

Bên cạnh những thành tự đạt được, công tác giảm nghèo thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra những bất cập, hạn chế như nhiều chủ trương về chính sách giảm nghèo một số nơi triển khai chưa tốt, chưa sáng tạo, vận dụng chưa hiệu quả. Hạ tầng, dân trí vùng sâu vùng xa nhiều nơi còn khó khăn. Nhiều tập tục lạc hậu ở một số vùng đã làm cho tỷ lệ nghèo chưa được giải quyết… 

“Có tình trạng xác định hộ nghèo không chính xác; xác nhận nghèo luân phiên trong một số địa phương. Có cán bộ có thu nhập nhưng lại kê khai là nghèo, cái này người ta hay gọi là kê khai nhầm chỗ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, một số cán bộ ở địa phương còn lạm dụng chính sách giảm nghèo, gây ảnh hưởng uy tín lãnh đạo địa phương và ảnh hưởng tới công cuộc xoá đói giảm nghèo. 

“Còn có hiện tượng thu quá mức ở nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Nhất là thời gian vừa qua nước ta bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự cố môi trường biển ở miền Trung khiến công tác xoá đói giảm nghèo khó khăn, tỷ lệ tái nghèo cao…”, Thủ tướng nêu.

Đề cập đến công tác xóa đói giảm nghèo thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần cho người dân “cần câu” chứ không phải cho “con cá”. Bên cạnh việc giúp đỡ họ, huy động xã hội “cho không” thì cần để người nghèo tự vươn lên, thoát nghèo bền vững. 

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, dành nguồn lực ưu tiên cho công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới phải lồng ghép vấn đề giảm nghèo; áp dụng tiến bộ kỹ thuật để người dân có sinh kế, thu nhập tốt hơn. “Phải tính toán phát triển bền vững, không để tình trạng thảm hoạ môi trường, gây ảnh hưởng xã hội và ảnh hưởng chỉ tiêu giảm nghèo ở địa phương...”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng kêu gọi người dân cả nước vận động hộ gia đình, doanh nghiệp tiếp tục phát huy trách nhiệm xã hội, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” để xây dựng các quỹ xã hội, hỗ trợ, đỡ đầu các huyện nghèo, xã nghèo, các bản làng đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo. Thủ tướng phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 – 2020. 

Hưởng ứng phong trào này, ngay tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu đã lấy điện thoại nhắn tin để ủng hộ người nghèo với cú pháp “VNN” gửi 1409, theo chương trình do Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.