TPHCM tạo điều kiện cho người bán hàng rong mưu sinh

TP - Ngày 14/3, ông Trần Thế Thuận, Chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) trực tiếp xuống đường đối thoại với người dân buôn bán hàng rong ở phường Cầu Ông Lãnh sau thời gian quận 1 ra quân lập lại trật tự lòng lề đường.

Tại đây, ông Thuận đã lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân buôn bán trên vỉa hè.

Được chủ tịch quận 1 hỏi thăm, bà Lê Thu Vân (52 tuổi, bán nước giải khát trên đường Võ Văn Kiệt) kể, nhà có 2 chị em buôn bán nước giải khát ven đường. Mỗi tháng cũng chỉ kiếm được tầm 3 triệu đồng. Nếu không buôn bán nữa thì hai chị em bà không biết làm gì để sống.

Nghe câu chuyện của bà Vân, chủ tịch quận 1 hỏi bà có nguyện vọng học nghề, chuyển đổi nghề hay không. Nếu bà Vân đồng ý học, bà có thể liên hệ cán bộ Phòng Lao động Thương binh và  Xã hội quận để tham gia các khóa học ngắn ngày.

“Những ngày đi học không buôn bán được, quận sẽ vận động mạnh thường quân hỗ trợ gia đình. Có những công việc không cần bằng cấp gì, ví dụ như các tiểu thương chợ Bến Thành dùng túi giấy thì cần có người dán túi, quận sẽ hợp đồng để các hộ gia công kiếm thêm thu nhập”, ông Thuận nói.

Ông Trần Thế Thuận cam kết, sẽ tạo điều kiện để người dân được buôn bán nhưng việc này phải được quản lý nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự. “Hiện quận đang trình thành phố xem xét phê duyệt đề án Phố hàng rong (phố ẩm thực tập trung theo giờ ở khu vực trung tâm phường Bến Nghé và Bến Thành) để tạo điều kiện cho những người buôn bán hàng rong vào phố này buôn bán”, ông Thuận nói.

Tuy nhiên, theo ông Trần Thế Thuận, không thể dồn hết người bán hàng rong vào được nên quận sẽ ưu tiên cho những hộ nghèo, cận nghèo, những người buôn bán hàng rong lâu năm mà không có điều kiện chuyển đổi nghề. Riêng về các khu vực ngoài trung tâm quận 1, quận sẽ cho phép hoạt động buôn bán hàng rong ở các vỉa hè có chiều rộng trên 3m. Ở đây việc buôn bán sẽ có kiểm soát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.