Tranh luận 'nóng' về danh mục biệt thự cũ

Tranh luận 'nóng' về danh mục biệt thự cũ
TP - Trong phiên họp HĐND thành phố Hà Nội hôm qua, nhiều đại biểu thảo luận khá sôi nổi về danh mục phố cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ; về quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đào tạo nghề...

> Vì sao bác danh mục biệt thự Pháp?
> Chưa thông qua danh mục phố cổ, làng cổ, biệt thự cũ, làng nghề truyền thống

Trong 5 dự thảo Nghị quyết được đưa ra thảo luận tại kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội hôm qua, Nghị quyết về việc ban hành Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn Thủ đô là văn bản thu hút nhiều ý kiến tranh luận “nóng” nhất.

Một số đại biểu cho rằng đã là danh mục phải ban hành đầy đủ về biệt thự cũ để làm căn cứ quản lý và lo ngại rằng nếu ban hành danh mục thiếu sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như đã từng xảy ra trong quản lý biệt thự.

Bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban VHXH đề nghị bổ sung thêm đối tượng bảo tồn vào danh mục biệt thự cũ. Trước tình trạng đại biểu có cách hiểu khác nhau về nghị quyết, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã phải đứng lên giải thích về quan điểm của Tờ trình.

Theo ông Thảo, danh mục 225 biệt thự cũ thuộc nhóm I đưa ra trình HĐND là những công trình tiêu biểu cần bảo tồn là thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô. Ngoài ra, các loại biệt thự cũ khác đều được quản lý, bảo vệ nghiêm theo các quy định hiện hành.

Tranh luận khá gay gắt dẫn đến chủ tọa điều hành phiên thảo luận phải yêu cầu bỏ phiếu nhiều lần cho riêng nội dung này mới thông qua được. Đây cũng là nội dung mà tại kỳ họp HĐND lần thứ 7 đưa ra nhưng chưa thông qua được.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.