Trở về từ cõi chết

Trở về từ cõi chết
TP - Sau những giờ phút thắt lòng trong mỏi mòn đến vô vọng, nhiều người dân vùng biển ở Đà Nẵng và Quảng Nam lại rơi nước mắt hạnh phúc khi được đón chồng, cha, con... của họ vượt cơn thịnh nộ hung dữ của đại dương trở về.

>> Hướng đi của bão Chanchu có bất ngờ ?
>> Không thể sử dụng trực thăng cứu hộ ngư dân vì quá xa
>> Báo Tiền phong mở đợt cứu trợ đầu tiên
>> Hàng trăm ngư dân đang trở về
>> Ngư dân “mù” thông tin
>> Dõi theo hành trình cứu hộ

9 giờ 15 sáng 22/5, thuyền viên Trương Toàn (quê Bình Định) là người đầu tiên bước chân lên đất liền từ chiếc tàu DNA 90324 (chủ tàu là anh Võ Văn Hết, tổ 34 Thanh Khê Đông, TP Đà Nẵng).

Chị Hà, vợ anh Toàn, khóc nức nở trong vòng tay ôm chặt của người chồng mà chị đã sợ rằng sẽ vĩnh viễn không bao giờ gặp lại.

Chị cười trong nước mắt: “Về được rồi, đừng đi nữa anh ơi!”. Anh Toàn vừa thở vừa nói: “Bây giờ tôi mới biết là mình chắc chắn sống. Khủng khiếp quá”.

Trở về từ cõi chết ảnh 1
Anh Trần Công Tú (trái) và người thân vẫn chưa hết bàng hoàng

Ở nhà thuyền trưởng Võ Văn Hết cả đại gia đình quây quần bên nhau. Người khóc, kẻ cười. Anh Hết kể: “Lúc nhận được tin có bão từ Đài Duyên hải miền Trung hôm 14/5, tôi định chạy vào đảo Đông Sa nhưng không kịp, đành liều mạng bẻ lái, chạy về đảo Hải Nam, nhưng trên đường thì gặp bão.

Tính ra, tàu tôi chỉ cách trung tâm bão chừng 25 hải lý. 24 giờ đồng hồ từ ngày 17 đến 18/5 là khoảng thời gian khủng khiếp nhất. Bão cấp 10, gió giật trên cấp 12, nước tràn hơn nửa khoang, tàu chết máy.

Báo Tiền phong tiếp tục tiếp nhận mọi sự hỗ trợ của bạn đọc trong và ngoài nước dành cho các nạn nhân của cơn bão. Mọi sự ủng hộ xin gửi về Tòa soạn và các văn phòng của báo Tiền phong trên toàn quốc.

Địa chỉ: Tòa soạn báo Tiền phong 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.
Tài khoản : 1020100000117796, ngân hàng Công thương 2, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Văn phòng báo Tiền phong: Miền Trung: 19 Ngô Gia Tự, TP Đà Nẵng; TP Hồ Chí Minh: 384/54 Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Tây Nguyên: 26 Trần Nhật Duật, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk; Đồng bằng sông Cửu Long: 46A, Quốc lộ 91B, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Anh em chuẩn bị buộc tay nhau chờ chết nhưng tôi kịp xốc lại tinh thần, hét anh em thuyền viên còn nước còn tát. Vứt hết đồ trên thuyền xuống, tát nước ra, và chống chọi với từng đợt sóng cao hơn mái nhà... May mắn thay, gió không đẩy tàu đi vào tâm bão, chứ nếu không thì chết hết cả”.

Tàu của anh Hết sau khi đi qua gần tâm bão đã khôi phục được máy nổ, liên lạc với tàu DNA 7072 (chủ tàu Hồ Tấn Phước, tổ 34 phường Thanh Khê Đông) để cùng tàu này cứu được tàu HT 04536 (tàu ở Hà Tĩnh) đã chết máy đang cần cứu trợ khẩn cấp.

Cùng cột dây cáp kéo nhau, cả 3 tàu DNA 90324, DNA 7072 và HT 04536 chở 68 thuyền viên an toàn trở về đất liền sau 8 ngày chống chọi với cơn thịnh nộ của đại dương hung dữ... 

Tử thần trong tâm bão

Trong bản tin tối 21/5, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát đi hình ảnh một tàu cứu hộ Trung Quốc gặp những tàu cá Việt Nam đang chòng chành giữa sóng.

Đó là tàu QNA 90145 của ông Trần Công Chân (Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam) với 21 thuyền viên và tàu QNA 90073 của ông Nguyễn Hoa (Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam) với 24 thuyền viên. 5 giờ sáng 22/5, hai con tàu trên đã về đến Duy Hải, Duy Xuyên.

Khi nghe tin bão hôm 14/5, tàu QNA 90073 do anh Trần Công Tú cầm lái đang ở 116 độ kinh đông, 18 độ vĩ bắc, từ  khu vực gần Philippines, anh Tú cho tàu chạy dần về hướng Tây - Nam để tránh.

Gió cấp 12, cả tàu bị quật tơi tả. Đến 9 giờ đêm, nước đã tràn vào lút nửa thân tàu. Mọi người vứt xuống nước 7 tấn mực - kết quả của 1 tháng trời vất vả trên biển. 23 người xúm lại, tát nước, cứ thế tát liên tục từ 9 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau.

Phần anh Tú lặn xuống khoang máy, nhét lại hệ thống thoát nước để khỏi tràn vào. Trên đầu,  gió vẫn cấp 12, liên tục suốt 24 giờ liền. Sáng ra, tàu nổi dần lên, nhưng máy tàu đã bị chết do nước tràn vào xi lanh.

Chiều 17/5, anh tháo máy, thay luyn. Gió vẫn còn ở cấp 10. Lúc này, bộ đàm đã mở được, anh liên lạc ngay về nhà.

Trở về cùng với tàu anh Tú là tàu QNA 9145 do anh Trần Công Phô điều khiển. Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt người đàn ông 34 tuổi này dù 4 ngày liền chỉ ăn đúng 1 gói mì với 1 lon “bò húc”. Anh bảo, hầu hết anh em trên tàu cùng dòng tộc Trần Công.

Nếu chết, hết cả tộc. Tàu trôi 3 ngày 3 đêm trên biển. Chúng tôi gặp tàu cứu nạn Trung Quốc lúc 4 giờ sáng 18/5. Tàu Trung Quốc áp sát. Họ bảo để họ dắt tàu về.

Tôi nói tàu còn hoạt động được, chỉ xin dầu và thực phẩm, bởi 6 tấn gạo đem theo cũng đã bị cột dây giằng ném xuống biển. Họ cho chúng tôi một bình dây cứu hộ, mì tôm và dầu thô. Tôi sửa lại bộ đàm, liên lạc ngay về nhà, rồi chạy luôn.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.