Trung Quốc quá nham hiểm và tráo trở

Nhà báo Yamanaka tìm hiểu thông tin qua chủ tàu ĐNa 90152. Ảnh: Nguyễn Huy
Nhà báo Yamanaka tìm hiểu thông tin qua chủ tàu ĐNa 90152. Ảnh: Nguyễn Huy
TP - Trưa 12/7, nhà báo Toshihiro Yamanaka, báo Asahi Shimbun (Nhật Bản), tìm hiểu tàu cá ĐNa 90152TS của chị Huỳnh Thị Như Hoa (Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng) bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa - vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhà báo này cho hay, "Điều tôi bất ngờ là Trung Quốc quá tráo trở, thông tin họ đưa ra hoàn toàn khác xa thực tiễn”.

Chị Hoa cung cấp cho anh Yamanaka đoạn clip ghi lại cảnh tàu cá Trung Quốc quyết đâm chìm tàu cá ĐNa 90152, chiều 26/5. Theo chị Hoa, từ ngày tàu bị đâm chìm đến nay, 10 thuyền viên trên tàu gần như mất kế sinh nhai, thất nghiệp, hoàn cảnh khó khăn. Vợ chồng chị Hoa tự nguyện hiến tặng con tàu làm bằng chứng đấu tranh, tố cáo hành vi vô nhân đạo, vi phạm luật pháp của phía Trung Quốc.

Nhà báo Yamanaka bất ngờ trước các diễn biến thực tế ở Hoàng Sa. Không chỉ gây thiệt hại tài sản, uy hiếp tính mạng các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, phía Trung Quốc còn đe dọa hoạt động dân sự, hợp pháp của ngư dân.

Theo nhà báo Yamanaka, chiểu theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên, là nhà báo có văn phòng đại diện đặt tại Hồng Kông, ông nhận thấy phía Trung Quốc luôn thông tin tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển, quấy nhiễu hoạt động giàn khoan Hải Dương 981 và đâm va tàu Trung Quốc. “Điều tôi bất ngờ là Trung Quốc quá tráo trở, thông tin họ đưa ra hoàn toàn khác xa thực tiễn”- Yamanaka nhấn mạnh.

Nhà báo Yamanaka có mặt tại Việt Nam gần một tuần qua, tìm hiểu thông tin từ các chuyên gia, nhà quản lý T.Ư, địa phương, gặp gỡ các nhân chứng hải chiến Trường Sa năm 1988, và ngư dân Đà Nẵng... thực hiện đề tài Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông.

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Hội đồng Nghị viện Tổ chức Pháp ngữ (APF) vừa thông qua Nghị quyết kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh tại Biển Đông.

Nghị quyết của APF bày tỏ lo ngại trước những căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou -981) tại khu vực mà Việt Nam khẳng định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

APF cho rằng tình trạng căng thẳng này có thể đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định và an ninh của các tuyến đường hàng hải và hàng không trên Biển Đông. APF ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua đối thoại và tôn trọng luật pháp quốc gia và quốc tế, ủng hộ đề nghị đàm phán của Việt Nam gửi đến Trung Quốc và kêu gọi các bên kiềm chế.Nội dung chú thích, diễn giải...

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.