“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ

TPO - Quần thể hàng ngàn cây Pơ mu khiến cánh rừng cổ thụ giữa đại ngàn Tây Giang (Quảng Nam) chẳng khác nào chiếc “tủ lạnh khổng lồ” mát rượi, dưới tiết trời hanh nắng
“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 1

Từ trung tâm đỉnh trời Zi’liêng này phóng tầm mắt theo hướng các ngón tay sẽ là bạt ngàn quần thể Pơ mu hiếm có. Pơ mu thích độ cao, nhiệt độ mát mẻ, chủ yếu phân bổ từ nửa đỉnh đồi núi trở lên. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 2

Dáng vẻ Pơ mu kiêu hãnh, thân Pơ mu vặn chắc với những đường vân huyền ảo, hương thơm khó lẫn. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 3

Theo ước tính của Hạt Kiểm lâm Tây Giang, tổng diện tích cây Pơ mu phân bổ lên đến trên 300 ha, từ tiểu khu 94 đến tiểu khu 97, kéo dọc sang tận biên giới với Lào. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 4

Vừa có thêm vài trăm cây Ươ mu được phát hiện, đánh số thứ tự, nâng tổng số đã kiểm đếm lên gần 1.200 gốc Pơ mu. Vương quốc Pơ mu trải dài trên 6 thôn, 2 xã A Xan, Tr’Hy của Tây Giang. Trong đó, đỉnh Zi’liêng đóng vai trò “thủ phủ”. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 5

Những cội Pơ mu già, phủ kín rong rêu cùng thời gian. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 6

Tại thân cây mang số 200, vỏ cây như tấm áo giáp rách bươm sau thăng trầm thời gian, xẻ những đường rãnh dài. Tuy nhiên, thử bóc tách thớ vỏ này phải dùng đến sức khỏe của cánh trai tráng bản địa. Hàng ngàn cây, nhưng mỗi cây mang dáng vẻ với “mật danh” khác nhau. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 7

Kỳ dị như cây Pơ mu Voi do chính vị Bí thư huyện ủy này gọi tên, bởi cội rễ, gốc cây chẳng khác gì hình thù con voi to lớn. Nhìn trực diện, gốc cây 168 mang hình thù đầu một chú voi với vòi dài thòng xuống đất, hốc cây sâu hoắm tạo thành cặp mắt đen ngòm, mặt voi tô điểm hai cái ngà dang rộng. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 8

Hàng ngàn cây Pơ mu đang được kiểm đếm, bảo vệ. Hầu hết đều thuộc dòng "cổ thụ". Theo UBND huyện Tây Giang, chắc chắn không thiếu những cây Pơ mu được xếp vào hàng "cây di sản". Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 9

6 người ôm không xuể. Đang mùa hanh nắng nhưng dưới tán lá rừng Pơ mu ken đặc chẳng khác nào đứng cạnh chiếc tủ lạnh khổng lồ mát rượi. Ban ngày, mặt trời như tắt nắng vì không thể xuyên thủng tán rừng Pơ mu. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 10

Bí thư huyện ủy Tây Giang, B’hriu Liếc khoe: Có đến gần chục cây thuộc hàng “khủng” nhất, là điểm nhấn của đại ngàn Pơ mu. Huyện đang chụp hình toàn bộ cây Pơ mu Voi để làm thành biểu tượng vương quốc Pơ mu của Tây Giang. Đồng thời, huyện này đang nỗ lực mở một đường mòn mới xa vùng lõi Pơ mu, để không tác động đến môi trường sống tự nhiên của "vương quốc" Pơ mu. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 11

Cúng tế trời đất, thần rừng, thần núi... cùng đồng bào Cơ Tu, ngành chức năng chung tay bảo vệ vương quốc Pơ mu. Già làng Pơơ Long Jim (68 tuổi) bảo: Người Cơ Tu lớn lên với cây thiêng Rê rê (còn gọi cây Đà) nhưng chết đi chỉ mong gởi thân xác vào cỗ quan tài bằng gỗ Pơ mu cao quý. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 12

Phút nghỉ ngơi trong "tủ lạnh khổng lồ" dưới những tán rừng Pơ mu cổ thụ của đội bảo vệ rừng A Rần 1. Già Jim quả quyết: Giờ nhà nước tuyên truyền, hướng dẫn rồi, không ai được tự phát đốn hạ Pơ mu nữa. Các bản làng đều chung tay bảo vệ. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 13

Mỗi ngày, các đội thay phiên nhau đều đặn cắt rừng vào bảo vệ Pơ mu. Ảnh: Nguyễn Huy

“Tủ lạnh khổng lồ” dưới tán rừng Pơ mu cổ thụ ảnh 14

Thêm những cây Pơ mu cổ thụ thẳng tắp kiêu hãnh đón nắng mặt trời trên đỉnh núi thiêng của người Cơ Tu-Tây Giang. Ảnh: Nguyễn Huy

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.