Tương lai của thủ khoa

Tương lai của thủ khoa
TP - Một mùa thi qua đi và cũng như mọi năm, lại có hàng trăm thủ khoa “trình làng”. Trong số hàng trăm gương mặt ấy, không ít là con nhà lao động, con em nông dân với quyết tâm lấy con đường học vấn thoát khỏi cảnh nghèo. 

Danh hiệu á khoa, thủ khoa đã phần nào ghi nhận những nỗ lực của các em.


Nhưng trước mắt các em vẫn còn ít nhất bốn, năm năm đại học để có trong tay tấm bằng cử nhân, một trong những hành trang quan trọng để các em bước vào đời. Còn đó bao khó khăn về chuyện cơm áo gạo tiền, nhưng vẫn có những thách thức xem ra còn lớn hơn trên con đường phấn đấu trở thành nhân tài của xã hội.

Ngay mới đây thôi, trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư nổi tiếng Ngô Bảo Châu đã nhận xét về nền giáo dục Việt Nam: “Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp đại học của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp đại học nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”. 

Cái đuối mà vị giáo sư toán học lẫy lừng thế giới nói là do đâu? Chắc chắn không phải lỗi của sinh viên. 

“Vấn đề của giáo dục Việt Nam là giáo dục đại học chứ không phải giáo dục phổ thông”. Nhận định này của giáo sư Châu chắc chắn nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người. 

Đã có quá nhiều phàn nàn về chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam. Người viết bài từng phỏng vấn một số sinh viên đang học đại học tại TPHCM và nhận thấy có những trường thuộc dạng đại học cấp quốc gia nhưng thậm chí trong một khoa cũng không có một đề cương đào tạo quy củ, thống nhất, kiến thức truyền đạt tới học sinh theo kiểu tùy hứng, mỗi giảng viên dạy một kiểu, thích gì, có gì dạy nấy, thậm chí nội dung truyền đạt của các thầy cô xung đột, trái ngược nhau. Hậu quả đổ lên đầu người học.

Khi giảng viên đại học không được tuyển công khai, chỉ dựa vào những kiểu “quen biết ông này, bà kia” thì chuyện có giảng viên giỏi đã là khó.

Hơn nữa, một trong những cách tạo nguồn giảng viên phổ biến của các trường là giữ lại những sinh viên giỏi cũng không ổn. 

Bởi cần phải hiểu, sinh viên giỏi ở đây là giỏi những thứ được dạy trong trường chứ chưa hẳn là năng lực thực sự. Thầy không giỏi thì khó có trò giỏi, chưa nói đến chuyện trò giỏi hơn thầy.

Đoạt danh hiệu thủ khoa là niềm khích lệ với các trò giỏi, phần nào chứng minh năng lực của các em. Nhưng với một nền giáo dục đại học đầy rẫy vấn đề như hiện nay, con đường trở thành nhân tài thực thụ của các em quả thật còn lắm chông gai. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.