Vụ gian lận thi cử tại Cục Quản lý thị trường:

Vì sao Bộ Công Thương chưa hủy kết quả gian lận thi cử?

Vì sao Bộ Công Thương chưa hủy kết quả gian lận thi cử?
TP - Dư luận thắc mắc, vì sao đến nay, Bộ Công Thương vẫn chưa hủy kết quả kỳ thi tuyển công chức tại Cục Quản lý Thị trường (QLTT) cũng như xử lý lãnh đạo Cục QLTT có sai phạm.

Để làm rõ trách nhiệm của các lãnh đạo Cục QLTT, suốt tuần qua, PV Tiền Phong nhiều lần liên lạc với ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương (người được giao phụ trách Cục QLTT - PV), nhưng ông Hải không nghe máy.

 

Ngày 11/8, PV tiếp tục liên lạc với Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng. Sau khi được hỏi về việc Bộ Công Thương có hủy kết quả thi công chức tại Cục QLTT hay không, ông Hoàng sau một hồi lưỡng lự rồi trả lời “đang bận họp” và cúp máy.

Bình luận về vụ việc, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, nên hủy kết quả đối với những thí sinh trúng tuyển. Theo ông Phúc. Vấn đề là, có thể vì lý do này lý do kia, người ta cố tình không muốn làm. 

Đã là quy trình thi công chức, không bao giờ có chuyện biết trước đề thi. Rõ ràng, tại kỳ thi công chức của Cục QLTT đã có người lợi dụng lỗ hổng trong quá trình thực hiện nên dẫn đến vi phạm quy chế thi. Đây chính là một trong những vụ tiêu cực thi cử điển hình cần phải xử lý nghiêm. Thi công chức không khó để làm nghiêm, vấn đề là một bộ phận cán bộ không muốn làm hoặc cố tình bỏ qua.

Cũng theo ông Phúc khi có sai phạm, cán bộ đương chức phải bị xử lý nghiêm. 

“Thực tế, trong các cuộc thi công chức, có những sai phạm nhưng không thể điểm mặt, chỉ tên vì không bị lộ như kỳ thi công chức tại Cục QLTT. Thi công chức không khó để làm nghiêm, vấn đề là một bộ phận cán bộ không muốn làm hoặc cố tình bỏ qua”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, 

Thang Văn Phúc

Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội) nói: “Để xử lý những người liên quan trong vụ việc trên, trước hết cần phải xác định những người liên quan, những người có trách nhiệm đối với việc tuyển dụng công chức làm lộ đề thi ở đây là ai? Căn cứ vào trách nhiệm của từng người trong kỳ thi tuyển dụng công chức; lỗi, tính chất, mức độ vi phạm của từng người trong việc làm lộ đề thi…, từ đó có biện pháp xử lý kỷ luật”.

Theo luật sư Cường, việc xử lý kỷ luật sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ - Công chức và văn bản hướng dẫn về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Trong trường hợp hành vi vi phạm của những người liên quan trong vụ việc trên có dấu hiệu cấu thành tội phạm; cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra, xử lý.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.