Video hướng dẫn thoát hiểm khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Dùng nẹp cố định xương để hạn chế vận động.
Dùng nẹp cố định xương để hạn chế vận động.
Thông tin chậm trễ sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn sẽ mất mạng làm nhiều người dân lo lắng. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sơ cứu cụ thể để thoát hiểm sau khi bị rắn lục đuôi đỏ tấn công.

Sơ cứu

Theo các bác sĩ, ở vùng có rắn lục đuôi đỏ hiện nay người dân nên chuẩn bị băng rộng 5 - 10 cm, dài khoảng 30 cm, tốt nhất là băng chun giãn, hoặc băng tự tạo bằng vải xé từ quần áo.

Bác sĩ Trung Nguyên (Trung tâm chống độc BV Bạch Mai) hướng dẫn chi tiết cách xử trí như sau: Quấn băng từ ngón chân, ngón tay, theo thứ tự quấn về đến nách, hay về đến bẹn. Băng đủ độ thít là vừa lách một ngón tay vào giữa các nếp băng là được. Nhớ để hở ngón tay ngón chân để quan sát.

Rắn lục cắn gây độc và chảy máu kéo dài, khó cầm nên khi sơ cứu có một số khác so với rắn khác. Vết thương do rắn lục đuôi đỏ cắn không gây nguy hiểm ngay, nhưng nó kéo dài nhiều giờ sau, nên may mắn đủ thời gian tới cơ sở y tế cấp cứu.

Riêng trường hợp bị rắn này cắn thì người dân không nên rạch rộng vết thương, châm, chích, hút nọc độc vì sẽ gây chảy máu kéo dài.

Việt Nam đã tự sản xuất được một số huyết thanh kháng độc, trong đó có huyết thanh kháng loại rắn lục đuôi đỏ này, nên người dân hãy yên tâm xử trí, sơ cứu nhanh và hãy đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu sẽ cứu được người và giảm thiểu độc hại của nọc rắn trong cơ thể.

Sách Bệnh học nội khoa của NXB Y học cũng hướng dẫn cách băng khi bị rắn cắn như sau:

- Bước 1: Cả nạn nhân và người xung quanh cần bình tĩnh, giữ nạn nhân nằm yên, không vận động (vì sẽ làm nọc độc vào cơ thể nhanh hơn). Tháo đồ trang sức vùng bị rắn cắn để vết thương không bi chèn ép, thêm sưng nề.

- Bước 2: Băng bất động để làm chậm quá trình tê liệt và ngăn chặn sự lây lan của nọc độc.

Cách băng: Để nạn nhân nằm thoải mái, đặt phần bị thương cao hơn để giảm áp lực máu. Dùng tay, gạc, hoặc khăn sạch áp lên phía trên vết thương. Rồi dùng dây chun co giãn, dây vải băng ép miếng gạc / hoặc khăn vào vết thương. Băng buộc đủ thít, nhưng đủ lách 1 ngón tay vào để máu lưu thông. Nên băng cả trên vết thương từ 5 – 10 cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác.

- Bước 3: Vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Khi vận chuyển cố gắng giữ nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân có biểu hiện khó thở thì có thể thực hiện hô hấp nhân tạo.

Sau đây là video hướng dẫn cu thể cách xua đuổi và cách sơ cứu chi tiết cho nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn.

Theo Theo Gia đình & Xã hội
MỚI - NÓNG